icantech
Lập trình chung
1505
02/10/2023

Tìm hiểu về 4 tính chất lập trình OOP cho người mới bắt đầu.

OOP là một khái niệm được sử dụng rất nhiều trong một vài ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng. Vì vậy, bài viết hôm nay sẽ cung cấp thông tin đầy đủ từ A-Z giúp bạn có thể hiểu rõ và có cái nhìn nhận khách quan hơn.

1. Tổng quan về lập trình hướng đối tượng

1.1. Lập trình hướng đối tượng (OOP) là gì?

OOP viết tắt của (Object-oriented programming) nghĩa là lập trình hướng đối tượng. Đây là phương pháp cho phép lập trình viên tạo các đối tượng ảo trong code, từ đấy mô phỏng những đối tượng thực trong đời sống.

oop-la-gi

 

1.2 Lập trình hướng đối tượng dùng để làm gì?

Lập trình hướng đối tượng được các lập trình viên sử dụng để tối ưu hoá việc quản lý source code, giúp gia tăng tính linh hoạt, giảm chi phí tổng thể cho hệ thống. Ngoài ra, thông qua việc áp dụng hướng đối tượng sẽ giúp người dùng gói gọn những công việc đã xác định.

Lập trình hướng đối tượng nhằm tăng hiệu suất và đẩy cao tốc độ làm việc. Lập trình hướng đối tượng đang được sử dụng rất phổ biến. Mọi người dùng đều có quyền truy cập, thu thập – xử lí dữ liệu và gửi phản hồi đến các đối tượng khác.

1.3 Đối tượng (Object) và Lớp (Class) trong OOP là gì?

Lập trình hướng đối tượng (OOP) là phương pháp lập trình dựa trên kiến trúc lớp và đối tượng để quản lý luồng cùng dữ liệu khi code. Nhắc về thuật ngữ mà các lập trình viên hay dùng thì không thể nào bỏ qua 2 thuật ngữ quan trọng: Đối tượng (Object) và Lớp (Class). Cụ thể như sau:

Đối tượng (Object) trong OOP

Đối tượng (Object) gồm: Thuộc tính – Attribute (thông tin,đặc điểm của 1 đối tượng), phương thức – Method (hành vi mà đối tượng có thể làm).

Lớp (Class) trong OOP

Lớp (Class) là biểu hiện về một lớp gồm những đối tượng có các đặc điểm tương tự nhau tập hợp thành một lớp. Ví dụ để dễ hình dung về các đối tượng của lớp : LG, Iphone, Samsung, ….

1.4 Ưu điểm của lập trình hướng đối tượng OOP

  • Hiển thị những điều phức tạp dưới dạng kết cấu hoàn chỉnh.
  • Giúp tối ưu nguồn lực.
  • Giúp khắc phục lỗi đơn giản hơn bao giờ hết. So với việc tìm kiếm lỗi tại nhiều điểm trong code việc tìm kiếm lỗi thông qua các lớp (được tổ chức từ trước) dễ dàng và nhanh hơn.
  • Tính an toàn cao, bảo mật thông tin thông qua đóng gói.
  • Dễ dàng mở rộng quy mô dự án. 

2. 4 tính chất của OOP

2.1. Tính đóng gói

Với tính chất này, các dữ liệu và phương thức có mối liên hệ với nhau sẽ được đóng gói thành các Class để tiện cho quá trình sử dụng, cũng như quản lý.

Mỗi Class sẽ được gom chung vào một khu vực, để có thể dễ dàng thực hiện được các chức năng đặc trưng của riêng nó.

Không những vậy, tính đóng gói còn hỗ trợ ẩn các thông tin của Object thông qua việc kết hợp thông tin, cùng các phương pháp liên quan đến thông tin cho Object đó.Ngoài ra, nó còn giúp gia tăng độ bảo mật cho đối tượng và hạn chế trường hợp dữ liệu bị thay đổi và gặp lỗi.

2.2. Tính kế thừa

Nó cho phép tạo một lớp mới (lớp Con), kế thừa và sử dụng lại các thuộc tính, phương thức có trên lớp cũ (lớp Cha) đã có được tạo sẵn trước đó. 

Các lớp Con kế thừa mọi thành phần của lớp Cha và không cần phải xác định lại hoặc định nghĩa thêm. Lớp Con có thể mở rộng và bao gồm những thành phần kế thừa hoặc thêm các thành phần mới.

Ví dụ: 

  • Lớp Cha là smartphone, có những thuộc tính: RAM, bộ nhớ trong, hệ điều hành,...
  •  Các lớp Con là iPhone, Samsung, Oppo cũng có những thuộc tính: màu sắc,...

2.3. Tính đa hình

Tính đa hình trong OOP cho phép những đối tượng khác nhau thực hiện công việc giống hệt nhau theo các cách thức khác nhau.

Ví dụ: 

  • Ở lớp smartphone, mỗi một chiếc điện thoại sẽ kế thừa những thành phần của lớp cha ví dụ iPhone hoạt động trên hệ điều hành iOS, nhưng Samsung hoạt động trên hệ điều hành Android.
  • Chó và mèo đều nhận lệnh "kêu đi" bởi người chủ sở hữu. Chó sẽ sủa "gâu gâu" và mèo thì kêu "meo meo".
so-sanh

2.4. Tính trừu tượng

Tính trừu tượng sẽ loại trừ những thứ phức tạp và không cần thiết của đối tượng và luôn chú trọng đến cái thực sự cốt lõi, quan trọng và cần thiết.

Ví dụ: Quản lý nhân viên, bạn chỉ cần chú ý đến các thông tin sau:

  • Họ tên
  • Ngày sinh
  • Giới tính

Thay vì quản lý thêm thông tin về:

  • Chiều cao
  • Cân nặng
  • Sở thích
  • Màu da

Tóm lại, OOP là phương pháp lập trình dựa trên khái niệm về lớp và đối tượng. Phương pháp lập trình hướng đối tượng (OOP) tập trung vào các đối tượng thao tác hơn là logic để thao tác chúng. mục tiêu của OOP tăng khả năng tái sử dụng thu gọn lại các đối tượng đã biết trước tính chất để tối ưu việc quản lý source code. 

3. Lời kết

Trong bài viết trên ICANTECH đã tóm tắt các tính chất căn bản của lập trình hướng đối tượng ngắn gọn và dễ nắm bắt nhất. Bài viết trên đã cho chúng ta thấy lập trình hướng đối tượng (OOP)  mang đến nhiều lợi ích nổi bật dành cho lập trình viên. 

Nếu bạn đang định hướng trở thành lập trình viên tương lai thì hãy tham khảo ngay khóa học lập trình web của ICANTECH nhé!

Nguồn ảnh: ICANTECH.

Share
Tags
Lập trình chung

Bài tương tự