icantech
Phương pháp học
1284
24/08/2023

Bật mí 8 phương pháp dạy trẻ kém tập trung hiệu quả!

Trẻ em thường có xu hướng tò mò và muốn khám phá thế giới xung quanh mình nhưng lại “cả thèm chóng chán”. Đặc biệt có nhiều bé dễ bị xao nhãng bởi những thứ nhỏ nhặt nhất như là tiếng còi xe cộ, tiếng chim hót,... Vậy có phương pháp dạy trẻ kém tập trung nào nhằm khắc phục được điều này không? Hãy tham khảo 8 cách mà bài viết cung cấp dưới đây cha mẹ nhé!

1. Trẻ mất tập trung do những nguyên nhân nào?

Trước khi đi sâu vào tìm hiểu các phương pháp dạy trẻ kém tập trung thì trước tiên bố mẹ cần phải xác định rõ nguyên nhân con mình mất tập trung. Đó có thể là do:

  • Trẻ con thiếu ngủ hoặc ngủ không sâu giấc nên hay bị ngủ gật trong giờ học.
  • Trẻ lạm dụng các thiết bị công nghệ như điện thoại, máy tính bảng mà không có sự kiểm soát chặt chẽ của cha mẹ, gây xao nhãng học tập ở bé.
  • Do yếu tố rối loạn di truyền từ mẹ khi mang thai hoặc bé có những khiếm khuyết về não bộ gây nên tình trạng chậm phát triển.
  • Chế độ dinh dưỡng của bé thiếu sắt khiến cơ thể suy nhược gây mất tập trung, giảm thiểu sự chú ý trong giờ học.
  • Do phương pháp giáo dục không phù hợp từ cha mẹ, tạo thói quen xấu cho con như vừa ăn vừa xem phim, vừa đọc sách vừa nói chuyện,...

nguyen-nhan-khien-tre-mat-tap-trung.jpg

2. Những biểu hiện của trẻ kém tập trung

  • Bé dễ bị tác động bởi yếu tố ngoại cảnh: Đó có thể là tiếng ồn, cuộc trò chuyện từ người khác, trò chơi,...khiến bé bị phân tâm, mất tập trung khi học.
  • Do bé hay quên: Các bé thường dễ quên mất bản thân phải học gì, làm gì mặc dù đã được phân công từ trước đó. Sở dĩ xuất hiện tình trạng này là do trẻ không tập trung nghe lời.
  • Do bé khó hoà nhập: Với những trẻ em có tính cách khó hoà nhập với cuộc sống xung quanh thì khả năng tập trung kém, ảnh hưởng đến việc học và phát triển về mặt xã hội của bé.

3. Phương pháp dạy trẻ kém tập trung siêu hiệu quả

3.1. Tạo không gian yên tĩnh cho trẻ tập trung

Một trong những phương pháp dạy trẻ kém tập trung hiệu quả nhất mà bố mẹ nên làm đó là bố trí căn phòng đầy đủ tiện nghi, ánh sáng và bàn học đúng độ tuổi, đồ dùng ngăn nắp và không khí thoáng mát. Đây sẽ là không gian lý tưởng để gia tăng khả năng sự tập trung cho bé khi học.

Khi các bé học, phụ huynh tránh gây ồn ào khiến bé mất tập trung. Hãy đảm bảo tắt hết các thiết bị như tivi, máy tính, điện thoại, máy chơi game,... để các con chỉ chú ý đến việc học, mang đến hiệu quả tiếp thu cao.

tao-khong-gian-cho-tre-tap-trung.jpg

3.2. Chia nhỏ nhiệm vụ học tập

Phụ huynh nên chia nhỏ nhiệm vụ học tập cho con bởi vì đây là phương pháp giúp bé tập trung mang đến hiệu quả cao. Nếu như phân chia khối lượng bài tập quá nhiều đối với sức khoẻ của con thì các em sẽ dễ choáng ngợp, gây căng thẳng và hạn chế sự tập trung.

Bố mẹ cần chia nhỏ nhiệm vụ cần làm cho các con và căn chỉnh thời gian thực hiện hợp lý. Tốt hơn hết là phụ huynh cần dựa trên khả năng tập trung của con để đưa ra nhiệm vụ phù hợp cho bé thực hiện.

3.3. Xây dựng thói quen tốt cho bé ngay từ đầu

Việc tạo thói quen cho tốt cho bé không dễ thực hiện nhưng lại là phương pháp dạy trẻ kém tập trung tốt nhất mà phụ huynh nên áp dụng. Ngay từ khi còn tấm bé, bố mẹ hãy từ từ thiết lập thói quen tốt, lành mạnh cho con nhằm rèn luyện cho bé sự tập trung.

Bố mẹ có thể tạo cho con thời gian biểu (lịch trình hàng ngày) bao gồm các hoạt động học tập, vui chơi, nghỉ ngơi hợp lý. Điều này nhằm giúp con có thể vừa học vừa giải trí mà vẫn đảm bảo sự tập trung tốt nhất.

3.4. Có thể học cùng bé

Trong quá trình con làm bài tập được thầy cô giao trên lớp thì bố mẹ có thể đồng hành hướng dẫn để bé làm bài nhanh hơn. Nếu trẻ đang trong quá trình tập viết thì có thể chỉ bảo con cầm bút. Nếu bé đang làm toán thì có thể hướng dẫn con cách tính nhẩm.

Hay nếu con đang tập đọc, bố mẹ hãy cổ vũ con đọc to hơn. Khi bé đọc sai thì không trách mắng mà hãy nhẹ nhàng sửa lỗi cho con. Đây là phương pháp dạy trẻ kém tập trung hiệu quả mà bố mẹ nên áp dụng.

3.5. Để con có thời gian nghỉ ngơi hợp lý

Phương pháp dạy trẻ kém tập trung khoa học là không quá bắt ép con phải học hành liên tục mà cần cân đối thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Lý do là bởi sự tập trung của con không tốt bằng người lớn nên bé cần được nghỉ ngơi nhiều hơn.

Việc cho bé thời gian nghỉ ngơi, giải lao hợp lý giúp tăng cường sự tập trung và tạo sự hứng thú cho con khi học. Theo một số nghiên cứu, trẻ tiểu học nên nghỉ ngơi khoảng 5 - 20 phút học. Còn đối với trẻ vị thành niên thì có thể học liên tục từ 30 - 50 phút. Trong thời gian nghỉ ngơi, phụ huynh có thể cho con đi lại hoặc ăn uống nhẹ nhàng.

3.6. Đặt mục tiêu để bé tập trung học

Một trong những phương pháp dạy trẻ kém tập trung mang đến hiệu quả cao mà bố mẹ nên áp dụng đó là đặt mục học tập cho bé. Tuy nhiên, khi thực hiện theo cách này, bố mẹ cần chú ý, việc đặt mục tiêu cần phải phù hợp với sức học của con.

Ví dụ: Nếu bé có khả năng học và ghi nhớ 10 từ vựng tiếng Anh trong khoảng 30 phút thì bố mẹ có thể thiết lập khoảng thời gian học phù hợp với lượng kiến thức mà trẻ có năng lực tiếp thu và hoàn thành.

3.7. Nên khởi động trước khi học

Phụ huynh cần chú ý trước khi trẻ ngồi vào bàn học hay làm nhiệm vụ nào đó thì hãy để con chạy nhảy, vui chơi, khởi động trước. Điều này sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn và tạo hứng thú để con học tập tốt hơn.

Hoặc là các bậc phụ huynh cũng có thể khuyến khích tham gia một bộ môn thể thao nào đó như võ thuật, dance,... Khi ở nhà, trước khi con học bài, bố mẹ có thể cho trẻ ngồi hoặc nằm xuống và hít thở sâu trong vài phút. Đây là phương pháp dạy trẻ kém tập trung hiệu quả khi con được thư giãn và có tâm thế sẵn sàng cho việc học.

3.8. Cần có sự cảm thông và lắng nghe con

Bố mẹ cần nhớ rằng khi áp dụng phương pháp dạy trẻ kém tập trung, trong một vài lần đầu có thể con chưa thực hiện tốt nhưng cũng đừng vội quát mắng con. Lý do là cơn nóng giận của phụ huynh sẽ khiến con cảm thấy tự ti và thất vọng về bản thân hơn. Thay vào đó, bố mẹ hãy dành sự cảm thông và lắng nghe để con có thể tìm ra phương án khắc phục hiệu quả cho những lần tiếp theo.

4. Lời Kết

Như vậy, bài viết đã bật mí 8 phương pháp dạy trẻ kém tập trung mà bố mẹ có thể áp dụng trong quá trình nuôi dưỡng và giáo dục con nên người. Có thể thấy việc tạo thói quen tốt cũng như định hướng từ đầu cho bé là điều mà phụ huynh cần lưu ý để giúp con phát triển một cách toàn diện nhất.

Học lập trình cũng là 1 phương pháp giúp trẻ tập trung và phát triển trí thông minh hơn. Nếu bạn đang quan tâm thì hãy tham khảo ngay khóa học lập trình Scratch tại ICANTECH nhé

Nguồn ảnh: Tự tổng hợp Internet.

Share
Tags
Phương pháp học

Bài tương tự