Bạn có thể đã từng nghe đâu đó về từ khóa Bitbucket, nhưng bạn đã thật sự hiểu rõ Bitbucket là gì, đặc điểm và các tính năng hữu ích của công cụ này hay chưa. Nếu bạn vẫn chưa chắc chắn về câu trả lời của mình, hãy cùng ICANTECH tìm hiểu về công cụ bitbucket, cách dùng bitbucket hiệu quả bằng bài viết dưới đây nhé!
Được phát triển bởi Atlassian, Bitbucket là hệ thống quản lý kho lưu trữ Git (Git repository). Trong đó, Git là hệ thống quản lý phiên bản phân tán (Distributed Version Control System) giúp lập trình viên có thể lưu trữ được nhiều phiên bản chỉnh sửa của code (hay còn gọi là code repostie). Và Bitbucket chính là một trong số các code resposite như vậy.
Bitbucket có khả năng lưu trữ lượng lớn mã nguồn cùng với các phiên bản code mà lập trình viên thực hiện. Bitbucket đóng vai trò như một trung tâm xử lý dựa trên mã nguồn và các chương trình phát triển phần mềm. Công cụ bucket bit triển khai dựa trên 3 yếu tố chính là: máy chủ, đám mây và trung tâm dữ liệu.
Tiếp tục nội dung tìm hiểu về Bitbucket ở phần tiếp theo này, chúng ta sẽ cùng khám phá ưu điểm và nhược điểm của công cụ này.
Bitbucket có những ưu điểm nổi bật có thể kể ra là:
Không ai có thể phủ nhận ưu điểm của Bitbucket, vậy nhược điểm của công cụ Bitbucket là gì?
Nhược điểm đầu tiên của Bitbucket đó là công cụ này chỉ hỗ trợ tối đa là 5 thành viên. Trường hợp nếu dự án của bạn có số lượng thành viên lớn hơn, bạn cần phải mua gói bổ sung. Điều thứ hai phải kể đến đó là thời gian tải cho hoạt động của Bitbucket thường bị chậm, không được ổn định. Một nhược điểm nữa của công cụ này khiến nhiều người khó chịu đó là kho lưu trữ phải dựa vào ứng dụng bên ngoài mới có thể chạy được.
Bitbucket có rất nhiều tính năng, một số tính năng cơ bản của công cụ này gồm có:
Ngoài các tính năng cơ bản được nêu ở trên, Bitbucket còn có nhiều tính năng nổi bật mà không phải ai cũng biết chi tiết.
Công cụ Bitbucket là sự lựa chọn hoàn hảo nếu bạn đang muốn bảo mật các đoạn code mình đã viết và không muốn chia sẻ nó với quá nhiều người. Với số lượng thành viên mỗi dự án không quá 5 người, không những dự án được cá nhân hóa mà còn hạn chế việc chia sẻ code với nhiều người khác nhau.
Bạn sẽ không phải bỏ chi phí cho việc tạo ra các repository cá nhân. Đứng vai trò là người dùng, Private Repository quả thật là tính năng đặc biệt và hữu ích.
Giao diện Bitbucket được thiết kế đơn giản, người dùng dễ dàng thao tác và sử dụng được ngay. Ngay cả với những người mới bắt đầu làm quen, Bitbucket cũng không gây quá nhiều khó khăn khi dùng. Người sử dụng có thể tìm thấy ngay các danh mục, các khu vực cần làm việc hay các pull-request.
Beatbreaker - App quản lý riêng của Bitbucket. Ứng dụng quản lý Bitbucket sẽ giúp bạn quản lý các repository, đồng thời nắm được tất cả các vấn đề của dự án. Điều này rất thuận tiện để bạn có thể theo dõi mọi lúc mọi nơi mà không nhất thiết phải truy cập máy tính.
Omnibar là thanh công cụ được tích hợp trên Bitbucket. Thanh Omnibar giúp bạn truy cập nhanh vào omnibar và tùy chọn các hành động trong đó.
Công cụ này rất hữu dụng khi bạn cần matching nhiều từ khóa với nhau. Dựa theo tên respository bạn quản lý hoặc tiêu đề pull request mà hệ thống sẽ trả về gợi ý tương ứng.
Với Binart Snippets, bạn có thể chia sẻ nhiều định dạng tệp khác nhau với dung lượng lên đến 10MB/ tệp. Bạn chỉ cần thực hiện thao tác kéo và thả tệp cần chia sẻ vào, rất đơn giản và không mất nhiều thời gian.
Để xem được tất cả các phím tắt thông dụng trong Bitbucket, bạn nhấn tổ hợp phím ⇧+?
Một số phím tắt thông dụng thường được sử dụng khi tìm hiểu về Bitbucket:
Người sử dụng Bitbucket có thể tương tác với những người khác thông qua tính năng thảo luận. Không những vậy, người dùng có quyền nhận xét nội bộ dự án hay trò chuyện theo chuỗi các đoạn mã nhất định.
Đến đây thì chắc hẳn bạn đã hiểu được Bitbucket là gì, ưu điểm, nhược điểm trong cách dùng Bitbucket. Bitbucket quả thật là 1 công cụ tiện dụng với nhiều tính năng hữu ích đối với người sử dụng. Mong rằng bạn có thể áp dụng Bitbucket vào công việc cũng như các dự án của mình một cách hiệu quả nhất!
Nếu bạn đang quan đến lập trình thì hãy tham khảo ngay các khóa học lập trình của ICANTECh dưới đây nhé:
Nguồn ảnh: ICANTECH.