icantech
Phương pháp ghi nhớ
1796
07/11/2023

Tổng hợp 5 cách ghi nhớ nhanh mọi thứ mà bạn muốn

Ngay cả trong việc học tập hay đi làm, chất lượng trí nhớ của bạn luôn là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn trau dồi kiến thức và kỹ năng mình nhanh hay chậm. Đối diện trước lượng kiến thức khổng lồ, trí nhớ lâu dài và rõ nét sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc tiếp nhận và áp dụng chúng vào mọi việc. Chính vì thế, đừng bỏ qua bài viết này của ICANTECH để sở hữu 5 cách ghi nhớ nhanh mọi thứ mà bạn muốn nhé!

1. Khả năng ghi nhớ là gì?

Khả năng ghi nhớ chính xác là một quá trình đưa một khối thông tin vào bộ nhớ ý thức, đồng thời gắn liền thông tin đó với nội dung kiến thức, một hành động nào đó khắc sâu vào tâm trí.

2. Tổng hợp 5 phương pháp ghi nhớ thông tin nhanh

2.1. Cách để ghi nhớ nhanh bằng luyện tập thời gian ghi nhớ của não bộ

Trước khi để não bộ tiếp xúc với một khối lượng thông tin khổng lồ và dễ rơi vào tình trang bị “ngộp” hãy cho não bộ một lịch luyện tập thường xuyên với một thói quen mới, cách ghi mới để mở rộng khả năng ghi nhớ của bộ não, phá bỏ những rào cản thường ngày:

ghi-nho

  • Cho phép bộ não tiếp xúc với những điều mới mẻ: học những kỹ năng mới mà bản thân chưa từng biết đến.

VD: Đọc và hiểu một cuốn sách học thuật của lĩnh vực nào đó mới mẻ, khác hẳn với chuyên môn bản thân hiện tại.

  • Cố gắng ghi nhớ và tập trung vào một điều gì đó hoàn toàn: đừng để các âm thanh hay rào cản khác xung quanh làm phiền khi bạn đang cố gắng ghi nhớ điều gì đó.
  • Tạo thói quen mới, kỹ năng mới cho bản thân: Để bản thân hoạt động các kỹ năng từ đến khó và lặp đi lặp lại đến khi ghi nhớ được chúng.

Nghe thì có vẻ quá khó để thực hiện nhưng bạn để não bộ dần tiếp cận thông tin mới mẻ sẽ kích thích nâng cao khả năng ghi nhận từ hình ảnh, câu từ, giúp trí nhớ của bạn được rèn luyện tốt hơn.

2.2. Cách ghi nhớ nhanh bằng phương pháp Active Call

Những phương pháp ghi nhớ thông thường mà nhiều bạn thường áp dụng là đọc qua một tư liệu hay khối lượng thông tin nào đó rồi bắt đầu cố gắng ghi nhớ chúng từng từ một. Với phương pháp Active Call sẽ kích thước khả năng ghi nhớ của con người từ bước hiểu đến ghi nhớ với các vận dụng chủ động.

phuong-phap-active-call

Ví dụ: bạn cần ghi nhớ một công thức toán, thay vì ghi nhớ chúng như một công thức thông thường thì hãy ghi nhớ chúng bằng cách áp dụng chúng vào các bài toán khác nhau, nhiều ngữ cảnh sử dụng khác nhau.

Việc này sẽ đòi hỏi người học phải mất nhiều thời gian hơn trong việc ghi nhớ so với phương pháp “học vẹt” mà nhiều bạn áp dụng. Nhưng áp dụng thông tin ghi nhớ vào ngữ cảnh sử dụng nào đó sẽ giúp bạn rèn luyện được trí nhớ dài hạn tốt hơn rất nhiều.

2.3. Cách ghi nhớ nhanh bằng cách sử dụng hình ảnh

Cách ghi nhớ bằng hình ảnh vốn dĩ rất quen thuộc, đặc biệt đối với những bạn hay học từ mới, ngữ pháp của một ngôn ngữ nào đó. Tuy nhiên cách ghi nhớ nhanh bằng hình ảnh này rất hữu ích cho nhiều trường hợp khác nhau mà bạn hoàn toàn có thể vận dụng được mọi lúc mọi nơi.

phuong-phap-su-dung-hinh-anh

Bạn gặp khó khăn trong việc cần nhớ một con đường đi nào đó, hãy gắn liền chúng với một hình ảnh quen thuộc mà bạn dễ dàng bắt gặp xung quanh, từ ngôi nhà, con sông cho đến biển hiệu đều có thể là hình ảnh giúp bạn dễ liên tưởng hay dễ nhớ hơn.

Hoặc trong quá trình học từ mới, hãy gắn liền từ khóa cần nhớ với hình ảnh sống động nào đó trong đầu và liên kết chúng thành một câu chuyện, chắc chắn trí nhớ dài hạn của bạn sẽ được cải thiện hơn rất nhiều.

2.4. Cách ghi nhớ nhanh bằng sơ đồ tư duy

Phương pháp ghi nhớ thông minh Mindmap ra đời bởi nhà nghiên cứu Tony Buzan. Mọi thông tin cần ghi nhớ thời điểm ban đầu chỉ tồn tại ở những mảnh rời rạc và Sơ đồ tư duy - Mindmap sẽ giúp bạn liên kết những mảnh rời rạc đó liên kết hệ thống với nhau.

phuong-phap-mind-map
 

Trong quá trình bạn vẽ sơ đồ tư duy của riêng mình, bạn có thể áp dụng thêm phương pháp Active Call để liên kết các thông tin theo một chủ đề nhất định, từ đó phát triển thành các nhánh nhỏ khác nhau.

2.5. Cách ghi nhớ nhanh bằng cách phản xạ chủ động

Thêm một cách ghi nhớ lâu mà bạn có thể áp dụng đó là phương pháp Phản xạ chủ động - Active Reflex là sự kết hợp giữa sự kết nối đồng bộ chặt chẽ giữa từ ngữ và các hoạt động phản xạ cơ thể.

Bất kể khi bạn tiếp xúc với ngôn ngữ nào, kiến thức nào hãy cố gắng vận dụng chúng ngay lập tức, nhanh nhất có thể và sử dụng chúng liên tục trong suốt buổi học. 

Ví dụ khi đứng trước một câu hỏi của giáo viên hay bất cứ ai, cố gắng tạo phản xạ trả lời lại ngay tức khắc trong vài giây. Phương pháp này đưa bạn vào thế cần tập trung nhất và “đem” hết kiến thức đã học để vận dụng trả lời ngay lúc đó. 

Việc hỏi - lặp đi lặp lại một kiến thức cho nhiều câu trả lời sẽ tạo cho bạn một thói quen ghi nhớ kiến thức rất lâu. 

3. Lời Kết

Trên đây là 5 cách ghi nhớ nhanh mọi kiến thức, mọi thông tin mà bạn mong muốn cho mọi tình huống. Đừng quên theo dõi ICANTECH để không bỏ qua những tips hay ho về kỹ năng phát triển bản thân bạn nhé!

Nếu bạn đang quan đến học lập trình online thì hãy tham khảo ngay các khóa học lập trình tại ICANTECH nhé!
 

Nguồn ảnh: ICANTECH.

Share
Tags
Phương pháp ghi nhớ

Bài tương tự