icantech
Code mẫu Scratch
2733
18/09/2023

Hướng dẫn cách lập trình game bóng đá trên Scratch đơn giản chỉ trong 4 bước

Trong bài viết hôm nay, ICANTECH sẽ hướng dẫn bạn cách lập trình game đá bóng trên Scratch với tên gọi “Đỡ bóng phá gạch” đơn giản trong 4 bước. Cùng bắt tay vào thực hiện ngay nhé!

1. Phân tích cách làm game bóng đá trên Scratch

Để làm game bóng đá trên Scratch chúng ta hãy cùng phân tích đề bài của trò chơi này. Với trò chơi “Đỡ bóng phá gạch” trên sân khấu sẽ có 27 viên gạch, người chơi sẽ điều khiển bệ đỡ quả bóng và quả bóng sẽ bật lại và va chạm vào viên gạch.

Với mỗi viên gạch được phá thì người chơi sẽ nhận được thêm 1 điểm. Trò chơi kết thúc khi bóng chạm phải vạch kẻ ở dưới bệ đỡ.

Như vậy, để lập trình cách làm game bóng đá trên Scratch chúng ta sẽ cần thực hiện 4 bước sau:

  • Thêm phông nền, nhân vật
  • Lập trình điều khiển bệ đỡ
  • Lập trình bóng di chuyển
  • Lập trình gạch

2. Chi tiết 4 bước lập trình game bóng đá trên Scratch

2.1. Tạo phông nền, nhân vật

Để làm game bóng đá trên Scratch, bạn cần tạo phông nền cho trò chơi. Ở trò chơi này, ICANTECH không lựa chọn phông nền. Tuy nhiên, nếu bạn muốn chọn phông nền, bạn bấm vào “Chọn một phông nền” ở góc phải màn hình, lựa chọn phông nền có sẵn hoặc tải lên tuỳ ý.

Tiếp theo, chúng ta hãy cùng tạo lần lượt các nhân vật có trong trò chơi của mình đó là bóng, gạch, bệ đỡ và vạch đỏ.

Trong trường hợp muốn lựa chọn một nhân vật khác, bạn ấn nút “Tải phông nền”/”Tải nhân vật lên lên”.

Như vậy, chúng ta đã hoàn thành xong bước đầu tiên trong 4 cách lập trình game bóng đá trên Scratch rồi. Cùng chuyển sang bước tiếp theo nhé!

tao-phong-nen-nhan-vat
Tạo phông nền, nhân vật - Nguồn ảnh: ICANTECH

2.2. Lập trình điều khiển bệ đỡ

Trước khi đi vào lập trình, chúng ta hãy cùng phân tích thanh bệ đỡ trong trò chơi này nhé. Ở đây thanh bệ đỡ sẽ được đặt thời gian = 0 và di chuyển tới các vị trí trong màn hình. Trong trường hợp người chơi bấm phím mũi tên sang trái thì thanh bệ đỡ sẽ di chuyển -5 bước sang trái và ngược lại khi bấm phím mũi tên sang phải thanh bệ đỡ sẽ di chuyển 5 bước sang phải.

Với cách phân tích như vậy, chúng ta sẽ sử dụng các khối lệnh sau để lập trình điều khiển bệ đỡ:

  • Sự kiện: Khối lệnh “Khi bấm vào lá cờ”
  • Chuyển động: Khối lệnh “Đi tới điểm x:-5, y=-148”, “Đặt hướng bằng 90”, “Di chuyển -5 bước”, “Di chuyển 5 bước”
  • Cảm biến: Khối lệnh “Phím mũi tên trái được bấm”, “Phím mũi tên phải được bấm”
  • Điều khiển: Khối lệnh “Nếu thì”, “Liên tục”
  • Các biến số: Khối lệnh “Đặt thời gian bằng 0”
lap-trinh-be-do
Lập trình điều khiển bệ đỡ - Nguồn ảnh: ICANTECH

2.3. Lập trình bóng di chuyển

Ở bước thứ 3 trong làm game bóng đá trên Scratch, chúng ta hãy cùng phân tích hướng bóng di chuyển. Trong trò chơi đỡ bóng phá gạch, bóng sẽ đi tới vị trí nằm trên bệ đỡ, cứ sau 1,5 giây đặt hướng bóng bằng 43 độ và liên tục di chuyển 7 bước. Bóng sẽ bật lại nếu chạm “Gạch” và “Bệ đỡ” thì đặt hướng bằng (180 - hướng) bóng bật lại. 

Trong trường hợp bóng bật lại và chạm phải gạch đỏ thì người chơi thua cuộc, lúc này trò chơi cũng sẽ kết thúc.

Với cách phân tích như vậy, chúng ta sẽ sử dụng các khối lệnh sau để lập trình bóng di chuyển:

  • Sự kiện: Khối lệnh “Khi bấm vào lá cờ”
  • Điều khiển: Khối lệnh “Nếu thì”, “Liên tục”, “Dừng lại tất cả”, “Đợi 1,5 giây”
  • Chuyển động: Khối lệnh “Đi tới điểm x:-6, y:-126”, “Đặt hướng bằng 43”, “Di chuyển 7 bước”, “Bật lại nếu chạm cạnh”, “Đặt hướng bằng”, “Hướng”
  • Cảm biến: Khối lệnh “Đang chạm gạch”, “Đang chạm bệ đỡ”, “Đang chạm vạch đỏ”
  • Các phép toán: Khối lệnh “180 - …”
lap-trinh-bong-di-chuyen
Lập trình bóng di chuyển - Nguồn ảnh: ICANTECH

2.4. Lập trình gạch

Ở bước cuối cùng của trò chơi “Đỡ bóng phá gạch”, chúng ta hãy cùng lập trình gạch. Ở đây chúng ta sẽ đặt “Điểm” = 0, mỗi 1 giây thời gian tăng thêm 1 đơn vị, gạch sẽ lặp lại 3 lần (tạo 3 hàng), mỗi lần lặp lại 9 lần để tạo cùng lúc 9 bản sao nhân vật nằm trên 1 hàng ngang. Các nhân vật bản sao này nếu chạm phải “Bóng” thì “Điểm” tăng thêm 1 và xoá bản sao này.

Với cách phân tích như vậy, chúng ta sẽ sử dụng khối lệnh sau:

  • Sự kiện: Khối lệnh “Khi bấm vào lá cờ”
  • Điều khiển: Khối lệnh“Liên tục”, “Đợi 1 giây”, “Nếu thì”, “Xoá bản sao này”, “Khi tôi bắt đầu là một bản sao”, “Lặp lại”, “Tạo bản sao của Bản thân tôi”
  • Các biến số: Khối lệnh “Thay đổi điểm một lượng 1”, “Thay đổi Thời gian một lượng 1”, “Đặt điểm thành 0”
  • Hiển thị: Khối lệnh “Ẩn”, “Hiển”
  • Chuyển động: Khối lệnh “Đi tới điểm x:-210, y:115”, “Thay đổi x một lượng 50”, “Đặt x bằng -210”, “Thay đổi y một lượng -30”
lap-trinh-gach
Lập trình gạch - Nguồn ảnh: ICANTECH

3. Sản phẩm lập trình mẫu “Đỡ bóng phá gạch” của học viên ICANTECH

Như vậy, chỉ với 4 bước ICANTECH đã hướng dẫn bạn cách lập trình game bóng đá trên Scratch. Trước khi bắt tay vào thực hành dự án, hãy cùng xem sản phẩm mẫu “Đỡ bóng phá gạch” của học viên ICANTECH Nguyễn Minh Quang trong video dưới đây nhé!

4. Bước chân vào thế giới lập trình Scratch online tại ICANTECH

Thời đại công nghệ ngày càng phát triển, lập trình đã và đang trở thành một kĩ năng quan trọng và thiết thực. Với việc tiếp cận và làm quen với lập trình từ sớm không chỉ giúp học sinh phát triển tư duy logic, sáng tạo mà còn phát triển khả năng giải quyết vấn đề cũng như làm việc theo nhóm hiệu quả. 

Với giao diện đơn giản và các khối lệnh dễ sử dụng, Scratch là một trong những ngôn ngữ đầu tiên để học sinh bắt đầu làm quen và tiếp cận với lập trình.

Khóa học lập trình Scratch Online tại ICANTECH được biên soạn bởi Tiến sĩ Công nghệ thông tin Đỗ Thị Bích Ngọc (Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản - JAIST) dành riêng cho học sinh từ 8-13 tuổi giúp các bạn học sinh từng bước làm quen với tư duy lập trình và từng bước xây dựng nên những câu chuyện, trò chơi, ứng dụng… 2D trền nền tảng scratch.mit.edu theo ý tưởng của riêng mình.

Khám phá lập trình Scratch Online tại ICANTECH ngay hôm nay!

Share
Tags
Code mẫu Scratch

Bài tương tự