icantech
Lập trình chung
9832
08/12/2023

Hướng dẫn cách cộng trừ nhân chia trong SQL đơn giản dành cho người mới bắt đầu

Các toán tử cộng trừ nhân chia trong SQL là công cụ quan trọng, được sử dụng để thực hiện các phép toán trong cơ sở dữ liệu. Toán tử trong SQL Server giúp lập trình viên thực hiện tính toán, truy vấn dữ liệu một cách hiệu quả và chính xác. Tuy là một công cụ quen thuộc nhưng với những người mới sẽ gặp không ít khó khăn khi bắt đầu làm quen với chúng. Bài viết ngày hôm nay của ICANTECH sẽ giúp bạn hiểu và biết cách thực hiện các phép toán tử trong SQL.

1. Toán tử trong SQL là gì?

Trong SQL, các toán tử số học được sử dụng để thực hiện các phép toán trên các giá trị số và được lưu trữ trong các bảng cơ sở dữ liệu. Các toán tử này được sử dụng giữa hai hay nhiều giá trị để thực hiện các phép toán cộng trừ nhân chia trong SQL. 

Bạn có thể sử dụng các toán tử trong SQL Server với câu lệnh SELECT. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng thêm mệnh đề WHERE trong câu lệnh SELECT để thực hiện các phép toán trên các hàng cụ thể. Cú pháp như sau:

SELECT <Expression>[arithmetic operator]<expression>...

    FROM [table_name] 

       WHERE [expression];

Trong đó:

  • Expression (biểu thức): được tạo thành từ một hằng số, biến, hàm vô hướng hoặc tên cột. Biểu thức cũng có thể là các phần của truy vấn SQL để so sánh với các giá trị với các giá trị khác hoặc thực hiện các phép tính số học.
  • Arithmetic operator (toán tử số học): là các phép toán cộng (+), trừ (-), nhân (*) và chia (/).
  • table_name: tên bảng.

Dưới đây là một ví dụ đơn giản về toán tử số học trong SQL:

SELECT 15+10-5*5/5 FROM dual;

Biểu thức Đại số:
cong-tru-nhan-chia-trong-sql

2. Hướng dẫn thực hiện cộng trừ nhân chia trong SQL

Các toán tử số học được chia thành các loại cơ bản là phép cộng, phép trừ, phép nhân và phép chia trong SQL. Bạn hãy cùng ICANTECH xem qua các ví dụ dưới đây để hiểu cách làm việc của các toán tử số học khác nhau trong SQL.

2.1. Phép cộng (+)

Toán tử cộng (+) SQL được sử dụng để cộng nhiều biểu thức hoặc số. Nếu bạn muốn cộng giá trị của hai cột số trong bảng, bạn cần chỉ định cả hai cột làm toán hạng thứ nhất và thứ hai. Bạn cũng có thể thêm giá trị số nguyên mới vào cột giá trị số nguyên.

Ví dụ bạn có bảng mẫu customer (khách hàng) như sau:

cong-tru-nhan-chia-trong-sql
cong-tru-nhan-chia-trong-sql

Để lấy dữ liệu cột 'cust_name', 'opening_amt', 'receive_amt', ('opening_amt' + 'receive_amt') từ bảng 'customer' với điều kiện: tổng của 'opening_amt' và 'receive_amt' lớn hơn 15000. 

Câu lệnh SQL được viết như sau:

SELECT cust_name, opening_amt, 

receive_amt, (opening_amt + receive_amt)

FROM customer

WHERE (opening_amt + receive_amt)>15000;

Kết quả thu được như bảng sau:

cong-tru-nhan-chia-trong-sql

Biểu thức Đại số:
cong-tru-nhan-chia-trong-sql

2.2. Phép trừ (-)

Phép trừ trong MySQL được sử dụng để trừ một biểu thức hoặc số với một biểu thức hoặc số khác. Nếu bạn muốn trừ các giá trị của một cột số khỏi các giá trị của cột số khác thì bạn phải chỉ định cả hai cột làm toán hạng thứ nhất và thứ hai. Bạn cũng có thể thực hiện trừ giá trị số nguyên khỏi các giá trị của cột số nguyên.

Ví dụ với bảng trên, để lấy dữ liệu về 'cust_name', 'opening_amount', ' Payment_amount' và 'oustanding_amount' từ bảng 'customer' với điều kiện: 'outstanding_amt' - 'Payment_amt' bằng 'receive_amt'. Bạn có thể sử dụng câu lệnh SQL sau: /p>

SELECT cust_name,opening_amt, payment_amt, outstanding_amt

FROM customer 

WHERE(outstanding_amt-payment_amt)=receive_amt;

Kết quả:

cong-tru-nhan-chia-trong-sql

Biểu thức Đại số:
cong-tru-nhan-chia-trong-sql

2.3. Phép nhân trong SQL

Toán tử nhân (*) trong SQL (phép nhân trong SQL) được sử dụng để nhân nhiều biểu thức hoặc số với nhau. Nếu muốn nhân giá trị hai cột số, bạn phải chỉ định cả hai cột làm toán hạng thứ nhất và thứ hai. Bạn cũng có thể thực hiện nhân giá trị số nguyên với giá trị của cột số nguyên.

Ví dụ bảng mẫu agents (đại lý) như sau:

cong-tru-nhan-chia-trong-sql

Để lấy dữ liệu 'agent_code', 'agent_name', 'working_area' và ('commission'*2) từ bảng 'agent' với điều kiện: hai lần 'commission' mặc định lớn hơn 0,25. Câu lệnh SQL được sử dụng trong trường hợp này như sau:

SELECT agent_code, agent_name, 

working_area, (commission*2) 

FROM agents 

WHERE (commission*2)>0.25;

Kết quả:

cong-tru-nhan-chia-trong-sql

Biểu thức Đại số:

cong-tru-nhan-chia-trong-sql

2.4. Phép chia trong SQL

Toán tử chia ( / ) trong SQL được sử dụng để chia một biểu thức hoặc số cho một biểu thức hoặc số khác.

Ví dụ: để lấy dữ liệu về 'cust_name', 'opening_amt', 'receive_amt', 'outstanding_amt' và ('receive_amt'*5/ 100) làm tiêu đề cột 'commission' từ bảng customer, với điều kiện: 'outstanding_amt' nhỏ hơn hoặc bằng 4000. Câu lệnh SQL như sau:

SELECT cust_name, opening_amt, receive_amt,

outstanding_amt, (receive_amt*5/ 100) commission

FROM customer

WHERE outstanding_amt<=4000;

Kết quả:

cong-tru-nhan-chia-trong-sql

3. Lời Kết

Trên đây là hướng dẫn thực hiện cộng trừ nhân chia trong SQL dành cho người mới bắt đầu làm quen với lập trình. Về cơ bản, toán tử trong SQL nói chung không quá khó. Nhưng để thành thạo, bạn cần dành nhiều thời gian để học hỏi kết hợp thực hành thường xuyên. Bạn cũng đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của ICANTECH để bổ sung thêm kiến thức chuyên môn, áp dụng vào công việc và học tập. 

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, nếu bạn đang quan tâm đến học lập trình thì hãy tham khảo ngay các khóa học lập trình dưới đây tại ICANTECH nhé

Nguồn ảnh: ICANTECH.

Share
Tags
Lập trình chung

Bài tương tự