icantech
Lập trình chung
1642
28/11/2023

Framework là gì? Những điều bạn cần biết về Framework

Với các lập trình viên, thuật ngữ framework đã trở nên quá quen thuộc và gắn liền với công việc hàng ngày của họ. Tuy nhiên, với những người mới bắt đầu thì thuật ngữ này vẫn còn khá mới mẻ và xa lạ. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn framework trong lập trình là gì, ICANTECH sẽ chia sẻ các kiến thức xung quanh framework thông qua bài viết dưới đây.

1. Framework là gì?

Framework là một cấu trúc mà các lập trình viên có thể xây dựng phần mềm trên đó. Nó đóng vai trò như một nền tảng, do đó bạn không cần phải hoàn toàn bắt đầu code lại từ đầu. Các framework thường được viết bằng một ngôn ngữ lập trình cụ thể và phù hợp với một mục đích công việc cụ thể.

frameworkfra-la-gi

Lấy ví dụ như bạn đang xây một ngôi nhà, có thể tự đổ móng và đóng khung nhà. Tuy rằng sẽ mất rất nhiều thời gian, nhưng bạn có thể làm được. Nhưng nếu tất cả những điều đó đã được thực hiện bởi người thợ xây chuyên nghiệp, bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều công sức và thời gian.

Trong lĩnh vực phát triển phần mềm, một framework được thiết kế và thử nghiệm bởi các kỹ sư phần mềm. Framework phát triển phần mềm là điểm khởi đầu, bạn cần thêm các chức năng cao hơn phần mềm hoạt động.

2. Tại sao cần sử dụng framework? 

Qua tìm hiểu framework là gì ở trên, hẳn bạn đã thấy việc sử dụng framework giúp bạn tiết kiệm thời gian và giảm nguy cơ xảy ra lỗi. Bên cạnh đó, các framework đều đã được thử nghiệm nên bạn không cần phải bận tâm quá nhiều khi áp dụng chúng. 

Một số ưu điểm nổi bật khác của framework có thể kể đến như:  

  • Code được bảo mật tốt hơn
  • Debug, fixbug đơn giản và nhanh chóng hơn
  • Hạn chế việc trùng lặp code
  • Code sạch và dễ thích ứng
  • Có khả năng tối ưu code cho từng dự án cụ thể 

3. Các loại framework phổ biến

Các framework được sử dụng để phát triển trang web, ứng dụng di động, khoa học dữ liệu... Dưới đây là một số framework phổ biến được các lập trình viên sử dụng thường xuyên.

3.1. Framework phát triển web

  • AngularJS là một framework JavaScript front-end. Đây là một trong những framework phát triển web phổ biến, được phát triển và hỗ trợ bởi Google. AngularJS bao gồm các tính năng như liên kết dữ liệu hai chiều, giúp giảm thời gian phát triển và chèn phần phụ thuộc, giúp các đoạn mã khác nhau tương tác với nhau dễ dàng hơn.

framework-la-gi

  • Django là một framework phát triển web mã nguồn mở được hỗ trợ bởi Django Software Fund. Framework này được viết bằng Python - một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến. Django được có ưu điểm là nhanh chóng, an toàn và có thể mở rộng.

framework-la-gi

  • Rails cũng là một framework mã nguồn mở, được viết bằng ngôn ngữ lập trình Ruby. Với giao diện thân thiện, Rails được thiết kế giúp người dùng viết ít code hơn, code ít lặp lại hơn. Bạn sẽ được hỗ trợ bởi một cộng đồng lớn đông đảo. Rails được sử dụng để phát triển các trang web như Airbnb, Twitch và Hulu.
  • Express là một framework back-end dành cho Node.js, cho phép bạn khởi động và định cấu hình máy chủ với chi phí rất ít. Framework này có mã nguồn mở và được viết bằng JavaScript. Express nổi tiếng là cực kỳ linh hoạt. Đây là framework tối giản, các nhà phát triển dùng Express để tạo ra các gói phần mềm trung gian giải quyết các vấn đề phát triển web. 

3.2. Framework phát triển ứng dụng di động

  • Flutter là framework mã nguồn mở của Google. Flutter hỗ trợ bạn phát triển ứng dụng trên hệ điều hành iOS và Android với các widget hoàn toàn có thể tùy chỉnh. Flutter được thiết kế để tăng tốc độ phát triển ứng dụng và tạo ra các ứng dụng hấp dẫn, thân thiện với người dùng. Framework này sử dụng một lớp code C/C++ mỏng, nhưng hầu hết hệ thống của nó đều ở dạng Dart (ngôn ngữ lập trình của Flutter).

framework-la-gi

  • Xamarin là một framework dựa trên .NET phổ biến của Microsoft, hỗ trợ iOS và Android và có cộng đồng lên đến 60.000 người tham gia.
  • React Native được phát triển bởi Facebook, có mã nguồn mở, đa nền tảng và được viết bằng JavaScript. React Native được sử dụng trong nhiều ứng dụng, điển hình có thể kể đến là Discord, Instagram và Shopify.
  • NativeScript là một framework đa nền tảng, cũng có mã nguồn mở. Các ứng dụng NativeScript được xây dựng bằng JavaScript và có hỗ trợ các khung JavaScript khác như Angular và Vue. NativeScript khả phổ biến nhờ khả năng hỗ trợ back-end mạnh mẽ.

framework-la-gi

  • Ionic là một framework đa nền tảng, mã nguồn mở. Đây là framework sử dụng JavaScript, HTML và CSS. Ionic có sẵn một thư viện gồm các thành phần, cử chỉ và công cụ giao diện người dùng được tối ưu hóa cho thiết bị di động. Ionic xây dựng các ứng dụng nhanh và tích hợp thuận tiện với các framework như Angular và Vue.

3.3. Framework khoa học dữ liệu

  • PyTorch là một framework học máy có mã nguồn mở dựa trên ngôn ngữ lập trình Python và thư viện Torch. Đây là một trong những nền tảng ưa thích cho các lập trình viên muốn nghiên cứu sâu hơn. PyTorch được ưa chuộng hơn các framework khác như TensorFlow hay Keras vì nó sử dụng biểu đồ tính toán động bằng Pythonic. Nó cho phép các nhà khoa học, lập trình viên gỡ lỗi và kiểm tra code theo thời gian thực. Do đó, bạn không phải đợi toàn bộ code khởi chạy mới kiểm tra được xem code đó có hiệu quả hay không.

framework-la-gi

  • TensorFlow là thư viện Python mã nguồn mở và miễn phí dành cho machine learning và trí tuệ nhân tạo AI do Google phát triển. Nó có một hệ sinh thái toàn diện, linh hoạt gồm các công cụ, thư viện và tài nguyên cộng đồng cho phép các nhà nghiên cứu đi sâu vào lĩnh vực khoa học dữ liệu. Các nhà phát triển cũng có thể sử dụng nó để xây dựng và triển khai các ứng dụng hỗ trợ machine learning nhanh chóng hơn.

4. Học net framework như thế nào?

Khi bắt đầu tìm hiểu framework trong lập trình là gì, bạn sẽ nhận thấy các bài học luôn đề cập đến các ngôn ngữ lập trình cụ thể. Chứng tỏ rằng mỗi framework phụ thuộc rất nhiều vào một ngôn ngữ lập trình cụ thể.

Bạn nên trang bị kiến thức vững chắc về ngôn ngữ lập trình gắn với framework trước khi học net framework đó.

Cuối cùng, khi càng hiểu rõ ngôn ngữ lập trình thì bạn càng dễ dàng nắm bắt được cách thức hoạt động của các framework. Ngôn ngữ lập trình không những cung cấp một nền móng vững chắc trên con đường phát triển sự nghiệp công nghệ, mà còn rất quan trọng để bạn hiểu một framework.

5. Lời Kết

Trong bài viết này, ICANTECH đã cùng bạn tìm hiểu framework là gì, cách chúng hoạt động và các loại framework phổ biến. Hầu hết mọi ngôn ngữ lập trình đều có một framework được thiết kế sẵn, giúp bạn tập trung chủ yếu vào việc xây dựng dự án của mình. 

Bạn nên dành thời gian nghiên cứu xem framework nào phù hợp nhất với nhu cầu của bạn trước khi bắt đầu xây dựng ứng dụng hoặc viết code.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, nếu bạn đang quan tâm đến học lập trình thì hãy tham khảo ngay các khóa học lập trình dưới đây tại ICANTECH nhé

Nguồn ảnh: ICANTECH.

Share
Tags
Lập trình chung

Bài tương tự