icantech
Phương pháp học
4212
11/10/2023

Game-based learning là gì? Tất cả những điều bạn cần biết về phương pháp Game-based learning

Nhiều phụ huynh cho rằng việc để trẻ tiếp cận với các trò chơi điện tử gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em. Tuy nhiên, quan điểm này không hoàn toàn đúng, đặc biệt là với Game-based learning - phương pháp học tập thông qua trò chơi đang dần phổ biến và được áp dụng gần đây tại Việt Nam. Một trong những ưu điểm vượt trội của phương pháp này là tạo động lực, kích thích hứng thú và ý thức tự giác trong học tập của trẻ. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng ICANTECH tìm hiểu về Game-based learning nhé!

1. Tổng quan về Game-based learning

1.1. Game-based learning là gì?

Game-based Learning (GBL) là phương pháp học tập dựa trên nền tảng trò chơi. Với phương pháp này, trẻ sẽ tham gia vào quá trình nghiên cứu, khám phá thông qua việc tham gia, tương tác với trò chơi. Quá trình này sẽ giúp các bạn thúc đẩy tư duy phản biện vã kĩ năng giải quyết vấn đề hiệu quả.

Đặc biệt, phương pháp Project-based Learning có thể áp dụng từ bậc mầm non đến trung học với các hình thức như:

  • Tham gia trò chơi trực tuyến
  • Hoạt động tương tác dưới sự hướng dẫn của thầy cô
  • Hoạt động nhóm tại lớp học
hinh-thuc

1.2. Lợi ích của việc sử dụng phương pháp Game-based learning

Có một số ý kiến cho rằng việc học tập dựa trên nền tảng trò chơi có thể gây bất lợi đối với giáo dục với những ảnh hưởng mà nó đem lại cho trẻ. Tuy nhiên, phần đông các nghiên cứu cho rằng việc áp dụng phương pháp Game-based learning sẽ tác động tích cực đến việc của học sinh với nhiều ưu điểm như:

  • Phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề: Trong quá trình tìm hiểu nguyên lý (khái niệm), trẻ sẽ gặp phải các vấn đề cần giải quyết. Việc tìm hiểu và giải quyết các vấn đề sẽ giúp trẻ phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề hiệu quả
  • Phát triển tư duy phản biện: Quá trình tìm hiểu và giải quyết các vấn đề giúp trẻ phân tích và đánh giá thông tin một cách có hệ thống. Đồng thời đặt ra những câu hỏi, đưa ra phương án khẳng định tính chính xác của vấn đề
  • Trải nghiệm học tập tốt hơn: Theo nghiên cứu “The effect of digital game-based learning on student learning” (Tạm dịch: Hiệu quả của việc áp dụng phương pháp kĩ thuật số học tập dựa trên trò chơi đối với việc học tập của học sinh) của tác giả Katrina Serrano - Đại học Northern Iowa đã chỉ ra rằng việc áp dụng phương pháp học tập dựa trên trò chơi vào việc giảng dạy sẽ giúp học sinh gắn kết, tăng động lực học tập cũng như đem lại cho trẻ những trải nghiệm học tập tốt hơn
  • Phát triển Phương pháp dạy học theo tình huống: Theo đó, giáo viên có thể áp dụng các tình huống đã xảy ra trong thực tế để ứng dụng cho việc dạy học. Điều này giúp các bạn hứng thú với việc học hơn thông qua việc quan sát và nhìn nhận được những hậu quả từ hành động đó (Dựa theo phương pháp dạy học tình huống được phát triển bởi Lave và Wenger năm 1991)
  • Tiếp cận với phương pháp học tập mới: Với phương pháp học tập dựa trên trò chơi, trẻ sẽ tiếp cận với phương pháp học tập mới với những hình ảnh sinh động, màu sắc, thân thiện với trẻ em. Điều này giúp các bạn hứng thú, sáng tạo cũng như tương tác nhiều hơn

1.3. Những hạn chế của phương pháp Game-based learning

Bất cứ phương pháp học tập nào cũng có những ưu-nhược điểm riêng và Game-based learning cũng không phải là ngoại lệ. Phương pháp Game-based learning được sử dụng như là một công cụ hỗ trợ giáo viên cũng như phương pháp học tập truyền thống. 

Do đó, mỗi trường học, giáo viên sẽ có các cách khác nhau để áp dụng GBL trong giảng dạy thực tế. Tuy vậy, phương pháp này vẫn có những hạn chế sau:

  • Lạm dụng việc sử dụng thiết bị điện tử
  • Việc sử dụng các trò chơi có thể gây xao nhãng việc học tập
  • Không thay thế phương pháp giảng dạy truyền thống

2. 5 thể loại game áp dụng phương pháp Game-based learning phổ biến nhất

Như đã đề cập ở trên, việc áp dụng phương pháp học tập dựa trên trò chơi sẽ khiến trẻ có hứng thú học tập hơn bởi tâm lý thích tiếp cận những điều mới mẻ hơn các phương pháp học tập truyền thống. Với việc áp dụng phương pháp này, hệ thống bài giảng, các khái niệm, kiến thức mới sẽ được thể hiện với những hình thức trong trò chơi như:

  • Vượt qua các thử thách (theo hệ thống hoá Level hoặc cấp bậc từ dễ đến khó)
  • Hệ thống bảng điểm xếp hạng

Dưới đây là 5 thể loại game áp dụng phương pháp Game-based learning phổ biến:

2.1. Education Games (Trò chơi giáo dục)

Đây là những trò chơi được thiết kế đặc biệt để giảng dạy kiến thức và kĩ năng. Bao gồm các trò chơi toán học, trò chơi học tiếng, trò chơi khoa học và nhiều môn học khác. Ví dụ bao gồm "Math Blaster" hoặc "Oregon Trail."

Education-Games

2.2. Simulation Games (Trò chơi mô phỏng)

Trò chơi mô phỏng cho phép người chơi thử nghiệm và thao tác trong các môi trường ảo giống thực tế. Những trò chơi này thường được sử dụng trong ngành đào tạo ngành công nghiệp. Ví dụ trò chơi "Flight Simulator" được sử dụng để đào tạo phi công.

2.3. Puzzle games (Trò chơi giải đố)

Với hệ thống trò chơi giải đố, trẻ cần vận dụng kiến thức, tư duy logic để trả lời các câu hỏi. Đây là trò chơi thích hợp để thầy cô áp dụng vào các tiết học Khoa học, Toán học… Một số trò chơi phổ biến có thể kể đến Sudoku, Tetris….

2.4. Mobile Learning Games (Trò chơi trên di động)

Với sự phổ biến của thiết bị di động, các trò chơi giáo dục trên điện thoại di động và máy tính bảng đang trở nên ngày càng phổ biến. Chúng có thể bao gồm ứng dụng học tiếng, ứng dụng học toán, và nhiều ứng dụng khác.

2.5. Role-playing games (Trò chơi nhập vai)

Trò chơi nhập vai (RPG) là trò chơi mà người chơi sẽ đóng vai một nhân vật chính và tham gia vào các cuộc phiêu lưu. Một số trò chơi phổ biến có thể kể đến Python với CodeCombat (lập trình bằng ngôn ngữ Python trên nền tảng CodeCombat). Tại đây, người chơi sẽ lập trình khiển nhân vật lần lượt vượt qua từng thử thách với cốt truyện hấp dẫn, đem lại sự hứng thú cao cho người học.

3. Phương pháp Game-Based learning được áp dụng thế nào tại ICANTECH

Tại ICANTECH, phương pháp Game-Based learning được áp dụng với khoá học lập trình Python với CodeCombat (học lập trình Python trên nền tảng CodeCombat bản quyền từ Mỹ dành cho học sinh từ 9-15 tuổi).

lap-trinh-python-code-combat

Tại đây người chơi sẽ hóa thân vào nhân vật chính, từng bước lập trình điều khiển nhân vật thực hiện các nhiệm vụ trong thế giới ảo. Đây là nền tảng học lập trình bản quyền từ Mỹ với hơn 12 triệu người học tại 190 quốc gia. CodeCombat đã trở thành nền tảng học lập trình được yêu thích trên toàn thế giới. CodeCombat đã được ICANTECH Việt hoá tối ưu cho học sinh Việt Nam.

Khóa học lập trình Python với CodeCombat tại ICANTECH giúp học sinh bước đầu làm quen và ứng dụng học lập trình trên nền tảng CodeCombat bản quyền từ Mỹ. Với 12 buổi học (lớp 1:4), học sinh sẽ lần lượt làm quen với các kiến thức về lập trình Python trên nền tảng CodeCombat:

  • Khóa học Python với CodeCombat 1: Từng bước làm quen với việc lập trình điều khiển nhân vật thực hiện các nhiệm vụ trên nền tảng CodeCombat từ Hoa Kỳ
  • Khóa học Python với CodeCombat 2: Làm quen với các cấu trúc và logic lập trình phức tạp hơn để có thể điều khiển nhân vật thực hiện các nhiệm vụ trên nền tảng CodeCombat từ Hoa Kỳ
  • Khóa học Python với CodeCombat 3: Nắm được cách sử dụng ngôn ngữ lập trình Python để phát triển trò chơi trên nền tảng CodeCombat

Sau khoá học lập trình Python trên nền tảng CodeCombat, học sinh được:

  • Học làm quen với các khái niệm cơ bản, sửa lỗi cú pháp, vòng lặp for trong Python, cấu trúc rẽ nhánh
  • Phát triển kĩ năng nghe hiểu tiếng Anh thông qua hệ thống dẫn truyện được lồng tiếng bởi diễn viên Hollywood
  • Tạo sân chơi giúp làm quen với lập trình chuyên nghiệp, định hướng nghề nghiệp cho tương lai
  • Rèn luyện tư duy logic và kỹ năng cho thời đại mới

Bắt đầu hành trình chinh phục Python với CodeCombat ngay hôm nay!

Nguồn ảnh: ICANTECH.

Share
Tags
Phương pháp học

Bài tương tự