icantech
Lập trình chung
1436
01/12/2023

Golang là gì? Tất tật tật về ngôn ngữ lập trình Golang mà bạn cần biết

Ngôn ngữ Golang được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2009, tuy nhiên ngôn ngữ này không trở thành mã nguồn mở cho đến năm 2012. Ngôn ngữ lập trình Golang được thiết kế và phát triển bởi 3 kĩ sư của Google Robert Griesemer, Rob Pike và Ken Thompson (những người vốn không thích ngôn ngữ C++ bởi sự rắc rối và phức tạp) với mục đích giới thiệu một ngôn ngữ mới dễ học, dễ tiếp cận. Trong bài viết này, hãy cùng ICANTECH tìm lời giải đáp cho câu hỏi “Golang là gì?” nhé!

1. Golang là gì?

Golang là một ngôn ngữ lập trình hướng thủ tục được phát triển vào năm 2007 bởi bộ ba kĩ sư đến từ Google Robert Griesemer, Rob Pike và Ken Thompson. Tuy nhiên, mãi đến năm 2009 ngôn ngữ Golang mới được ra mắt như một ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở. 

golang-la-gi

Chương trình trong Golang được xây dựng bằng cách sử dụng các package để quản lý hiệu quả. Ngôn ngữ này cũng hỗ trợ môi trường áp dụng các mô hình giống như ngôn ngữ động. 

Ví dụ, kiểu suy luận như trong biểu thức y := 0 là một khai báo hợp lệ của biến y với kiểu dữ liệu là float.

Golang là một ngôn ngữ lập trình kiểu tĩnh được thiết kế để đơn giản, hiệu quả và dễ học. Bởi vậy, rất nhiều lập trình viên đã lựa chọn ngôn ngữ lập trình Golang để xây dựng các dịch vụ mạng có khả năng mở rộng, ứng dụng web và các công cụ dòng lệnh.

Ngôn ngữ Golang nổi tiếng với khả năng chạy đồng thời nhiều tác vụ thông qua việc sử dụng Goroutines và Channels, cho phép chúng ta viết nhiều đoạn mã và chạy hoạt động cùng một lúc. Với tính năng nổi trội đó, ngôn ngữ Golang là sự lựa chọn lý tưởng để xây dựng các dịch vụ mạng có hiệu suất cao và có khả năng mở rộng, cũng như giải quyết các vấn đề tính toán phức tạp.

Một ưu điểm khác của ngôn ngữ Golang là khả năng quản lý bộ nhớ tự động. Tính năng này giúp loại bỏ nhu cầu quản lý bộ nhớ thủ công, giảm khả năng xuất hiện lỗi bộ nhớ và các lỗi khác phát sinh.

2. Vì sao nên chọn ngôn ngữ lập trình Golang?

Ngôn ngữ Golang là sự kết hợp giữa tính dễ lập trình của một ngôn ngữ được diễn giải, có kiểu động với hiệu suất và an toàn của một ngôn ngữ biên dịch, kiểu tĩnh.

Ngôn ngữ Golang tập trung vào giảm thiểu việc gõ phím cũng như sự phức tạp trong thiết kế:

  • Trong quá trình thiết kế, các nhà phát triển đã nỗ lực giảm clutter và complexity.
  • Không có khai báo tiến và không có tệp tiêu đề; tất cả mọi thứ chỉ cần khai báo một lần.
  • Sự lặp lại được giảm bằng cách sử dụng cấu trúc := cho việc khai báo và khởi tạo đơn giản.
  • Không có hệ thống thứ bậc kiểu: Các kiểu chỉ đơn giản tồn tại, chúng không cần phải thông báo về mối quan hệ của chúng.

2.1. Ưu nhược điểm của ngôn ngữ lập trình Golang

Dưới đây là một số ưu điểm của ngôn ngữ lập trình Golang:

  • Đơn giản: Golang được thiết kế để dễ học và sử dụng. Cú pháp của ngôn ngữ này đơn giản và rõ ràng, phù hợp với cả người mới học và các lập trình viên dày dạn kinh nghiệm.
  • Đồng thời: Golang hỗ trợ tính đồng thời tích hợp sẵn, cho phép nhà phát triển viết mã hiệu quả và có khả năng mở rộng cho hệ thống đa nhân và phân tán.
  • Hỗ trợ quản lý bộ nhớ tự động: Golang hỗ trợ quản lý bộ nhớ tự động, giúp các nhà phát triển “phân tán” nỗi lo về phân bổ và giải phóng bộ nhớ.
  • Thời gian biên dịch nhanh: Golang có trình biên dịch nhanh, giúp dễ dàng lặp lại nhanh chóng trong quá trình phát triển.
  • Hỗ trợ đa nền tảng: Golang có thể biên dịch để chạy trên nhiều nền tảng khác nhau, bao gồm Windows, Linux và macOS.
  • Kiểu dữ liệu mạnh mẽ: Golang là ngôn ngữ kiểu tĩnh, giúp phát hiện lỗi tại thời điểm biên dịch thay vì thời điểm chạy.
  • Hiệu suất cao: Golang tập trung vào hiệu suất và sử dụng bộ nhớ thấp. Đây cũng chính là lí do ngôn ngữ Golang thích hợp để xây dựng các dịch vụ mạng hiệu suất cao, cũng như giải quyết các vấn đề tính toán phức tạp.
  • Kiểu tĩnh: Golang là một ngôn ngữ kiểu tĩnh (xác định tại thời điểm biên dịch). Điều này mang lại tính an toàn kiểu mạnh hơn và làm cho việc phát hiện lỗi liên quan đến kiểu trở nên dễ dàng hơn trước khi chúng xảy ra.
  • Golang có cộng đồng lập trình viên lớn và ngày càng phát triển. Ngôn ngữ lập trình Golang cũng được sử dụng bởi nhiều công ty nổi tiếng, bao gồm Google, Uber và Dropbox.

Dưới đây là một số nhược điểm của ngôn ngữ lập trình Golang:

  • Các gói phần mềm phân phối cùng ngôn ngữ lập trình này khá hữu ích, nhưng không phải là một ngôn ngữ hướng đối tượng theo cách thông thường.
  • Giới hạn về tính năng hướng đối tượng: Ngôn ngữ Golang không có các tính năng hướng đối tượng đầy đủ như kế thừa và đa hình. Điều này khiến việc viết chương trình phức tạp trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là đối với các nhà phát triển đã quen với ngôn ngữ hướng đối tượng truyền thống.
  • Không có generics: Không hỗ trợ tính năng generics tích hợp, điều này khiến việc sử dụng lại code cũ trở nên khó khăn.
  • Thư viện chưa hoàn thiện: Thư viện của ngôn ngữ Golang vẫn còn rất hạn chế. Bởi vậy, việc này có thể gây khó khăn đối với các lập trình viên mới trong việc tìm kiếm các công cụ phục vụ cho công việc.

2.2. Một số ứng dụng nổi bật được phát triển bởi ngôn ngữ lập trình Golang

Dưới đây là một số ứng dụng nổi bật được phát triển bởi ngôn ngữ lập trình Golang:

  • Docker: một bộ công cụ để triển khai các container Linux.

golang-la-gi

  • Openshift: một nền tảng điện toán đám mây dưới dạng Dịch vụ của Red Hat.

golang-la-gi

  • Kubernetes: Tương lai của các quy trình triển khai tự động mượt mà

golang-la-gi

  • Dropbox: Đã chuyển đổi một số thành phần quan trọng từ Python sang Go.
  • Netflix: Cho hai phần của kiến trúc máy chủ của họ.
  • InfluxDB: là một cơ sở dữ liệu chuỗi thời gian mã nguồn mở được phát triển bởi InfluxData.

3. Lời Kết

Mỗi ngôn ngữ lập trình đều có những ưu nhược điểm riêng và Golang cũng không phải ngoại lệ. Bài viết trên đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi “Golang là gì?” cũng như các kiến thức tổng quan nhất về ngôn ngữ lập trình Golang. 

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, nếu bạn đang quan tâm đến học lập trình thì hãy tham khảo ngay các khóa học lập trình dưới đây tại ICANTECH nhé!

Nguồn ảnh: ICANTECH.

Share
Tags
Lập trình chung

Bài tương tự