Biến số là một từ rất phổ biến không chỉ trong toán học mà biến còn được sử dụng rất nhiều trong lập trình. Chắc hẳn, các bạn đã quá quen thuộc với các bài toán giải phương trình với biến x, biến y, biến z…. Vậy biến số trong lập trình và các biến trong toán học liệu có liên quan gì đến nhau? Hãy cùng ICANTECH tìm hiểu về khai báo biến trong Python ở bài viết dưới đây nhé!
Biến là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể được thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình. Trong Python, mỗi biến là một con trỏ chỉ đến ô nhớ chứa giá trị đã được gán cho biến đó. (Theo sách giáo khoa Tin học lớp 11)
Hiểu đơn giản hơn, biến giống như tên của một hộp. Ta có thể lưu trữ dữ liệu trong hộp sau đó có thể sử dụng tên nhãn để tìm dữ liệu. Dữ liệu của hộp có thể thay đổi nhưng nhãn là cố định.
Như vậy, biến giúp lưu trữ giá trị và sử dụng giá trị đó một cách dễ dàng hơn.
Ví dụ: Thay vì phải nhớ giá trị 3,14159… khi tính toán thì ta chỉ cần sử dụng tên biến Pi điều này giúp việc tính toán trở nên rõ ràng hơn rất nhiều.
Khai báo biến chính là khởi tạo vị trí bộ nhớ trên RAM để lưu trữ thông tin.
Cú pháp:
variable_name = value
Trong đó:
Sử dụng toán tử “=” (còn gọi là phép gán) để khai báo giá trị tương ứng với tên biến.
Ví dụ khai báo 1 biến age biểu thị số tuổi:
Ngoài ra, nếu nhiều biến có chung 1 giá trị, ta chỉ cần 1 lần để khai báo chúng:
x = y = z = 12
Hay có thể khai báo nhiều biến với nhiều giá trị khác nhau trên cùng 1 dòng:
name, age, gender = "Hưng", 12, “male”
Khi khai báo biến và giá trị, kiểu dữ liệu của biến sẽ tự động được phát hiện. Dưới đây là một số kiểu dữ liệu cơ bản thường được sử dụng trong Python.
Dưới đây là một số thao tác thường dùng khi lập trình với biến trong Python
age = 12
print(age)
print('Sinh nhật lần thứ', age)
Kết quả:
12
Sinh nhật lần thứ 12
age = 12
print('Sinh nhật lần thứ {}'.format(age))
Kết quả:
Sinh nhật lần thứ 12
age = 12
print(f'Sinh nhật lần thứ {age}')
Kết quả:
Sinh nhật lần thứ 12
Kiểm tra kiểu dữ liệu để xác định được kiểu của dữ liệu.
Cú pháp: type(dữ liệu)
Ví dụ:
age = 12
print(age)
print('Kiểu dữ liệu của biến age:', type(age))
Kết quả:
12
Kiểu dữ liệu của biến age: <class 'int'>
Để nhập dữ liệu từ bàn phím ta sử dụng phương thức input.
Ví dụ:
Nhập dữ liệu từ bàn phím giúp chủ động hơn trong việc thay đổi giá trị cho biến khi chạy chương trình.
Lưu ý: Mọi giá trị được nhập từ bàn phím đều được xác định là kiểu dữ liệu String.
Ép kiểu dữ liệu là thao tác chuyển đổi một loại dữ liệu sang loại dữ liệu khác. Thông thường, chúng ta hay ép kiểu dữ liệu từ int sang float hoặc ngược lại. Ngoài ra có thể chuyển các dữ liệu dạng string mang giá trị số sang int/float.
Ví dụ:
a = 8.5
print('Giá trị của a là:', a)
print('Kiểu dữ liệu của a là:', type(a))
b = int(a)
print('Giá trị của b là:', b)
print('Kiểu dữ liệu của b là:', type(b))
Kết quả:
Giá trị của a là: 8.5
Kiểu dữ liệu của a là: <class 'float'>
Giá trị của b là: 8
Kiểu dữ liệu của b là: <class 'int'>
Có thể kết hợp sử dụng ép kiểu dữ liệu trong việc nhập dữ liệu từ bàn phím.
Sử dụng từ khóa del để xóa biến khi không còn sử dụng nó.
Ví dụ:
name = "Hương"
print(name)
del name
print(name)
Kết quả:
Hương
Traceback (most recent call last):
File "/Users/trunghd/Desktop/SEO/var_seo.py", line 4, in <module>
print(name)
NameError: name 'name' is not defined
Đầu tiên, gán giá trị cho biến name là chuỗi "Hương", sau đó dùng câu lệnh print để in ra name. Tiếp theo, dùng del để xóa biến và khi in ra màn hình thì sẽ bị báo lỗi biến name không được xác định (NameError: name 'name' is not defined)
Khái niệm mở rộng nói về phạm vi sử dụng của biến đó là biến toàn cục và biến cục bộ. Việc khai báo biến toàn cục và biến cục bộ ảnh hưởng rất lớn để việc xử lý dữ liệu.
Sử dụng biến toàn cục khi bạn muốn sử dụng cùng một biến cho phần còn lại của code. Tuy nhiên, trong phạm vi hẹp hơn như một hàm hay phương thức bạn chỉ nên sử dụng biến cục bộ.
Ví dụ:
# Khai báo một biến và khởi tạo nó: name
name = "Hương"
print("Biến toàn cục: " + name)
# So sánh biến toàn cục so với biến cục bộ trong một hàm
def doSomething():
# global name
name = "ICANTECH"
print("Biến cục bộ: " + str(name))
doSomething()
print("Biến toàn cục: " + name)
Kết quả:
Biến toàn cục: Hương
Biến cục bộ: ICANTECH
Biến toàn cục: Hương
Giải thích chi tiết:
Có 3 lần câu lệnh print được gọi để in giá trị (biến name),
Như vậy, biến số là một trong những kiến thức cơ bản nhất trong quá trình học lập trình Python hay bất kì ngôn ngữ lập trình nào khác. Việc hiểu và sử dụng biến số một cách hiệu quả sẽ giúp việc lập trình trở nên dễ dàng và ngắn gọn hơn. Hi vọng những kiến thức ICANTECH chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn nắm vững về biến số cũng như khai báo biến trong Python.
Nguồn ảnh: ICANTECH.