Có rất nhiều các phương pháp khác nhau hỗ trợ bạn ghi nhớ nhanh chóng hơn. Một trong số đó là kỹ thuật Mnemonic - phương pháp giúp ghi nhớ các chủ đề và ý tưởng nhất định. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng ICANTECH tìm hiểu về kỹ thuật Mnemonic nhé!
Từ Mnemonic ban đầu xuất phát từ “mnēmonikos” - một từ Hy Lạp cổ đại đề cập đến ký ức. Người Hy Lạp cổ đại cũng tôn thờ Mnemosyne - nữ thần ký ức trong thần thoại Hy Lạp. Thậm chí ngày nay, thuật ngữ 'mnemonic' vẫn được sử dụng phổ biến khi nghiên cứu về trí nhớ.
Kỹ thuật Mnemonic là phương pháp ghi nhớ giúp bạn ghi nhớ một cụm từ hoặc các ý tưởng. Việc áp dụng kỹ thuật ghi nhớ này giúp bạn ghi một số bài hát, bài thơ, vần điệu, hình ảnh hay một số từ viết tắt.
Áp dụng Mnemonic giúp bạn liên tưởng đến những sự vật, hiện tượng có liên quan để giúp dữ kiện cần nhớ trở nên dễ liên tưởng hơn.
Bạn biết không, bộ não con người là một thiết bị lưu trữ đáng kinh ngạc. Tuy nhiên não bộ không thể nhớ được tất cả những sự vật, hiện tượng xảy ra nếu không có những liên kết thông tin.
Kỹ thuật Mnemonic là phương pháp ghi nhớ hiệu quả vì chúng giúp liên kết những sự việc, hiện tượng và biến nó thành một vần điệu, trình tự hoặc thậm chí là những hình ảnh có phần dễ nhớ.
Dưới đây là 4 loại kỹ thuật Mnemonic phổ biến:
Kỹ thuật Mnemonic ghi nhớ bằng hình ảnh là cách thức dễ nhớ hơn nhiều so với các đoạn văn bản hay các khối thông tin dài. Để áp dụng kỹ thuật ghi nhớ bằng hình ảnh, bạn chỉ cần liên kết các sự kiện, hiện tượng mình đã gặp phải thành những hình ảnh đáng nhớ.
Ví dụ, khi học một ngôn ngữ mới, bạn có thể áp dụng kỹ thuật Mnemonic ghi nhớ bằng hình ảnh như sau:
Kỹ thuật Mnemonic ghi nhớ từ viết tắt - là một từ hoặc cụm từ hình thành bằng cách sử dụng (các) chữ đầu tiên của mục bạn muốn nhớ.
Ví dụ để nhớ phương pháp giáo dục công nghệ & khoa học, bạn sử dụng từ viết tắt STEAM - Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Art (Nghệ thuật), Mathematics (Toán học).
Kỹ thuật Mnemonic ghi nhớ vần điều là một cách giúp bạn ghi nhớ các bài thơ một cách dễ dàng hơn.
Ví dụ đoạn thơ dưới đây:
Mèo con buồn bực
Mai phải đến trường
Bèn kiếm cớ luôn
Cái đuôi tôi ốm
Bằng cách sử dụng kỹ thuật Mnemonic ghi nhớ vần điều, bạn sẽ nhận ra các vần “bực” - “cớ” cũng như “buồn” - “luôn”.
Kỹ thuật Mnemonic ghi nhớ phân đoạn hỗ trợ bạn ghi nhớ các thông tin quan trọng bằng cách chia nhỏ thành các đoạn dễ nhớ. Bởi bộ nhớ của con người thường chỉ có thể xử lí từng thông tin một thay vì nhiều thông tin ập đến.
Bởi vậy, việc áp dụng phương pháp ghi nhớ phân đoạn hỗ trợ đơn giản hoá các thông tin phức tạp một cách nhanh chóng.
Ví dụ với số điện thoại 098.212.5xx bạn có thể thấy rằng số này được chia làm 3 phần để có thể quản lý được.
Bạn có thể chọn một trong bốn kỹ thuật Mnemonic phù hợp với mình trong từng hoàn cảnh cụ thể.
Ví dụ: Nếu bạn muốn học đánh vần một từ nào đó trong tiếng Anh, bạn có thể áp dụng kỹ thuật đánh vần.
Nếu muốn nhớ tên một nhân viên mới, bạn có thể sử dụng phương pháp hình ảnh.
Để ghi nhớ nhanh thì việc thực hành là rất quan trọng. Bạn nên thực hành hàng ngày bằng cách áp dụng những kỹ thuật Mnemonic trong những tình huống hàng ngày.
Bên cạnh việc thực hành kỹ thuật Mnemonic mỗi ngày, việc chia sẻ với những người khác cũng là cách giúp bạn nhớ lâu hơn. Bạn có thể chia sẻ những điều mình học, quan sát được với những người xung quanh mình.
Trong bài viết trên, ICANTECH đã cùng bạn tìm hiểu về kỹ thuật Mnemonic cũng như cách ứng dụng kỹ thuật này để ghi nhớ tốt hơn. Hi vọng bạn sẽ áp dụng phương pháp ghi nhớ này để tối ưu cho công việc & học tập của mình.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, nếu bạn đang quan tâm đến học lập trình thì hãy tham khảo ngay các khóa học lập trình dưới đây tại ICANTECH nhé
Nguồn ảnh: ICANTECH.