Muốn nâng cao tính hiệu quả của việc học, trẻ em cần có sự tiếp cận đặc biệt và thú vị so với người lớn. Với công cụ lập trình game Scratch, các bạn nhỏ sẽ có thể làm quen với ngôn ngữ lập trình, phát huy khả năng sáng tạo của bản thân bằng hình thức xây dựng trò chơi đơn giản nhất. Và trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ học cách làm game đơn giản bằng Scratch với các trò chơi dễ thực hiện nhé!
Lập trình Scratch 3.0 được phát triển theo dạng phần mềm, nhờ vậy việc thao tác cài đặt nhanh chóng và không mất khoản phí nào. Chỉ cần một vài thao tác đơn giản dưới đây, bạn có thể bắt tay vào sáng tạo games hấp dẫn:
Trước khi bắt tay vào lập trình game Scratch, xác định ý tưởng trò chơi là bước cực kỳ quan trọng. Người dùng cần lên ý tưởng cho hình ảnh, âm thanh, đồ họa, bối cảnh game, cách thức chơi,....
Việc lên ý tưởng càng cụ thể, chi tiết và rõ ràng thì quy trình lập trình game Scratch càng đơn giản và tiết kiệm thời gian.
Nếu đã thiết lập xong ý tưởng cho trò chơi thì có thể bắt tay vào thiết kế giao diện game. Phần này sẽ bao gồm các yếu tố như bố cục, hình ảnh, màu sắc, hiệu ứng,.... Nếu như thiết kế giao diện dễ nhìn, cân đối thì sẽ có thể mang đến một trò chơi thú vị, gia tăng sự hứng thú đối với người chơi.
1.3. Tạo các chuyển động cho trò chơi
Để có thể lập trình game Scratch thành công thì cần phải tạo chuyển động phù hợp cho nó. Yếu tố này cực kỳ quan trọng trong game. Bởi vì khi chơi game, người dùng sẽ điều khiển, thay đổi hình dạng và vị trí của đối tượng liên kết game.
Trong nền tảng Scratch đã mã hết các hiệu ứng chuyển động tạo thành các lệnh đơn giản nhằm tạo ra các những chuyển động theo ý muốn của người chơi. Chính vì thế, bước này cần được đầu tư, nghiên cứu kỹ lưỡng và thiết lập theo tư duy logic.
Thiết lập mốc, điểm sẽ là mục tiêu hướng đến cũng như kết quả mà người chơi đạt được sau khi chơi xong game. Đây cũng là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng mà ai lập trình game Scratch cũng cần phải chú ý. Kết quả game sẽ làm tăng tính cạnh tranh giữa các người chơi, tạo động lực và gây cảm giác muốn khám phá khi chơi game.
Trò chơi sẽ kém đi sự hấp dẫn và thú vị nếu như thiếu đi âm thanh cũng như hiệu ứng game. Do đó, khi làm trò chơi trên Scratch, chúng ta sẽ cần sử dụng âm thanh cho trò chơi bao gồm âm thanh giao diện, hoạt động, ngoại cảnh, kỹ năng hay các tiếng động thông báo đặc biệt. Kèm theo đó là hiệu ứng để tăng tính sinh động và mang đến trải nghiệm đa chiều cho người chơi.
Sau khi hoàn thành game, bạn nên test để thẩm định lại và sửa lỗi nếu có để mang đến sản phẩm tốt nhất đến người chơi. Trải nghiệm thử trò chơi sẽ giúp bạn tìm ra những vấn đề liên quan đến kỹ thuật và khắc phục kịp thời đảm bảo trò chơi được hoạt động mượt mà, mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người chơi.
Đuổi bắt là một trong những trò chơi dễ làm nhất khi lập trình game Scratch. Các bước thực hiện đơn giản như sau:
Hứng táo cũng là tựa game khá phổ biến. Bạn có thể lập trình game Scratch trò chơi hứng táo với các thao tác đơn giản như sau:
Bước 1: Chọn giao diện cho game: Hãy tự thiết lập cho mình giao diện game thông qua nhiều chủ đề phong phú có sẵn trên phần mềm Scratch. Sau đó, bạn hãy nhấn chọn giao diện phù hợp là đã có thể sử dụng được. Việc chọn giao diện phù hợp với tựa game mình muốn sáng tạo giúp cho tổng thể trò chơi hài hoà, đảm bảo cân đối nhất.
Bước 2: Đây là tựa game Scratch đơn giản nên chỉ cần thiết lập 2 đối tượng là giỏ và quả táo, phía trên nên đặt quả táo và phía dưới là dụng cụ giỏ. Bạn hoàn toàn có thể tận dụng những template đã có sẵn hoặc cũng có thể vận dụng khả năng sáng tạo theo sở thích riêng mình.
Bước 3: Đặt lệnh cho đối tượng giỏ: Nếu muốn giỏ di chuyển sang hướng bên trái thì sử dụng “mũi tên trái” và ngược lại. Giới hạn di chuyển của giỏ nên đặt theo lệnh, ví dụ như nếu cho (x) là giới hạn bên trái thì nên để số điểm giới hạn cụ thể theo (x) và làm tương tự theo chiều ngược lại.
Bước 4: Đặt lệnh cho đối tượng táo: Nếu muốn đặt quả táo ở hướng trên giao diện thì đặt toạ độ y. Thêm vào đó, bạn nên sử dụng dùng toạ độ x và y để đặt ngẫu nhiên tương ứng với các vị trí của trái táo ngay tại trục x và ý. Sau đó, bạn có thể sử dụng đồng thời khối lượng kéo xuống để tạo hiệu ứng mô phỏng quả táo rơi xuống. Một lưu ý về cách làm game trên Scratch trò chơi hứng táo là kết hợp với lệnh check va chạm để tính điểm nhằm mang lại trải nghiệm tốt nhất.
Bước 5: Cho âm thanh vào game: Khi tạo trò chơi trong Scratch bất kỳ không chỉ game hứng táo thì cần tạo nhạc nền và âm thanh cho các hoạt động trò chơi như âm thanh quả táo rơi, di chuyển giỏ,... Điều này sẽ giúp trò chơi thêm sinh động hơn.
Bước 6: Điều kiện kết thúc trò chơi: Bạn có thể đặt ra các điều kiện để kết thúc game dựa vào mốc thời gian hoặc số lần quả mà táo rơi xuống đất.
Bước 7: Test và sửa lỗi trò chơi: Khi đã hoàn tất các bước thì bạn có thể thử nghiệm game để check khả năng vận hành của các yếu tố bên trong. Khi test, bạn có thể vận dụng sự sáng tạo để tạo ra nhiều ý tưởng mới về tính năng trong game để tăng sự sự thú vị và mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
Có thể thấy, lập trình game Scratch không hề khó mà ai cũng có thể làm được nếu như nắm được các kiến thức lập trình nền tảng. Cho nên, bố mẹ cũng có thể định hướng cho con tìm hiểu và học ngay từ đầu, sau đó tập thực hành tạo các game Scratch đơn giản để năng cao tư duy sáng tạo và logic cho bé.
Nguồn ảnh: scratch.mit.edu.