icantech
Lập trình Web
1615
23/09/2023

Trọn bộ lộ trình học lập trình Web không phải ai cũng biết

Trở thành 1 lập trình viên Website chuyên nghiệp không khó khăn như bạn nghĩ nếu có lộ trình học lập trình Web bài bản. Ban đầu khi bắt đầu học, bạn sẽ cảm thấy lúng túng khi không biết lập trình Web nên học ngôn ngữ nào? Nếu tự học lập trình Web bắt đầu từ đâu thì hiệu quả? Hiểu được những băn khoăn này, ICANTECH đã giúp bạn tổng hợp lộ trình học lập trình Web cho người mới bắt đầu, bạn hãy tham khảo ngay nội dung dưới đây nhé!

1. Lập trình Website là gì?

Công việc của lập trình viên Website là tiếp nhận yêu cầu thiết kế website được gửi sang và biến thiết kế đó thành 1 trang Web hoàn chỉnh có sự liên kết, tác động của cơ sở dữ liệu. Lập trình viên Website sẽ làm các công việc: dựa trên thiết kế xây dựng 1 trang Web hoàn chỉnh, bảo mật, kịch bản từ máy người dùng đến máy chủ (Web client and server scripting).

Lập trình Website yêu cầu lập trình viên phải có kiến thức chuyên môn về ứng dụng, server và cơ sở dữ liệu. Bên cạnh kiến thức chuyên môn, lập trình viên Web cần có tư duy logic, thiết kế, viết code và vận hành trang Web.

2. Lộ trình học lập trình Web cho người mới bắt đầu

Trước khi bắt đầu chinh phục con đường trở thành lập trình viên Website chuyên nghiệp, bạn cần xây dựng lộ trình học lập trình Web phù hợp với mong muốn và năng lực của mình. Vậy nếu tự học lập trình Web bắt đầu từ đâu? Về căn bản, việc học lập trình Website gồm 6 bước như sau:

  • Bước 1: Tìm hiểu cách thức hoạt động của Website
  • Bước 2: Bắt đầu học các về các công cụ cơ bản và cần thiết, gồm có HTML, CSS và JavaScript.
  • Bước 3: Bạn cần tìm hiểu các kiến thức về Front-End
  • Bước 4: Tìm hiểu công cụ hỗ trợ cho việc lập trình Front-End
  • Bước 5: Tìm hiểu, học kỹ năng, kiến thức về Back-End
  • Bước 6: Học kỹ năng server và deploy cơ bản

2.1. Bước 1: Tìm hiểu cách thức hoạt động của Website

Tìm hiểu cách thức hoạt động của 1 trang Web là bước đầu tiên trong lộ trình học lập trình Web mà bạn không thể bỏ qua. Đây là bước nền tảng giúp bạn có được kiến thức căn bản để phát triển trong lĩnh vực sau này. 

Hiểu một cách đơn giản, Website chính là 1 tập hợp gồm nhiều tệp và mã được lưu trữ trên một máy chủ có kết nối Internet. Người dùng truy cập vào trang Web thông qua các trình duyệt như Chrome, Firefox, Cốc cốc, Internet Explorer… hay còn được gọi là client. 

2.2. Bước 2: Tìm hiểu về HTML, CSS và JavaScript

HTML, CSS và JavaScript là những kiến thức nền tảng cơ bản và cần thiết mà bất cứ lập trình viên nào cũng cần phải học. Bước thứ 2 trong lộ trình học lập trình Web chính là học công cụ nền tảng kể trên. 

HTML và CSS giúp lập trình viên xây dựng giao diện Website để người dùng truy cập sử dụng. Với HTML, CSS, bạn có thể tạo ra những nút lệnh, nội dung, video, hình ảnh sống động cho trang Web. Bạn có thể tùy chỉnh Website theo đúng mong muốn của mình.

Bạn áp dụng JavaScript khi cần xử lý các vấn đề liên quan đến tương tác (animation) và hoạt động Front-end của 1 trang Web. 

2.3. Bước 3: Tìm hiểu front-end cơ bản trong lộ trình học lập trình Web

Trong lập trình Web, front-end là mảng để thiết kế Website của bạn trở nên đẹp mắt hơn. 

Bạn có thể tự tìm hiểu các kỹ năng hỗ trợ lập trình front-end cơ bản như sau:

  • Công cụ thiết kế (Responsive Design): giúp cho thiết kế Website của bạn đáp ứng mọi thiết bị người dùng sử dụng, dựa theo tiêu chí kích thước cũng như chiều dọc, chiều ngang của màn hình thiết bị.
  • Công cụ xây dựng Website (Build Tools): tự động hóa đầu mục công việc của bạn, kết hợp kiểm tra và phát hiện lỗi trong quá trình xây dựng Website. Các công cụ xây dựng gồm có Grunt, Gulp và WebPack.
  • Công cụ quản lý mã nguồn (Source Control): lưu trữ những thay đổi của mã nguồn. Git và TFS (Team Foundation) là 2 công cụ quản lý mã nguồn được sử dụng nhiều nhất.

2.4. Bước 4: Tìm hiểu Framework để lập trình Front-end

Framework là những đoạn code được viết sẵn. Những đoạn code viết sẵn này tạo ra một khung hoặc những thư viện lập trình. Một số Front-end Framework phổ biến có thể kể tên như ReactJS, VueJS, AngularJS. 

framework

2.5. Bước 5: Kỹ năng Back-end

Bên cạnh kiến thức về Front-end thì bạn cũng đừng quên bổ sung cho mình kỹ năng và kiến thức căn bản về Back-end. 

Trong Back-end có rất nhiều lựa chọn mà bạn có thể học. Ba trong số những ngôn ngữ được lập trình viên Back-end sử dụng nhiều nhất là C#, Java và PHP. Ngoài ra. lập trình Back-end có có nhiều ngôn ngữ khác như Python, Ruby…

2.6. Bước 6: Hiểu về server và deploy 

Server (máy chủ) là cách gọi khi 1 máy tính hoặc mạng máy tính có kết nối Internet, dùng IP tĩnh và khả năng xử lý cao. Server được cài đặt vá phần mềm, phục vụ cho các máy tính khác truy cập, đồng thời yêu cầu cung cấp dịch vụ cũng như tài nguyên. Lập trình viên có thể sử dụng cùng 1 giao thức vận chuyển các tệp và dữ liệu lên, xuống trên 1 server. Hầu hết mọi người thường sử dụng giao thức FTPS (File Transfer Protocol Secure) hay SFTP (Secure File Transfer Protocol) với lộ trình học lập trình Web. 

Deploy (triển khai) được hiểu là cách triển khai sử dụng phần mềm. Deploy giúp cho Website hoàn thiện hơn khi đưa vào thực tế sử dụng.

3. Lời Kết

Bên cạnh việc nghiên cứu lộ trình học lập trình Web, bạn nên dành thời gian để tìm hiểu kỹ lưỡng các kiến thức lập trình. Bạn cần xác định được mục tiêu học tập của mình, từ đó bạn sẽ biết lập trình Web nên học ngôn ngữ nào? Hay việc tự học lập trình Web bắt đầu từ đâu. Trong suốt lộ trình học, bạn cần dành nhiều thời gian để thực hành các kiến thức đã học. Chúc bạn sẽ chọn được cách học phù hợp và thành công!

Nguồn ảnh: ICANTECH.

Share
Tags
Lập trình Web

Bài tương tự