icantech
Kiến thức công nghệ
1328
24/11/2023

4 câu hỏi giúp bạn hiểu tất tần tật về ngành trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam!

Sau sự ra đời của ChatGPT, “trí tuệ nhân tạo” giờ đây đã trở thành từ khóa hot. Điều này cũng khiến ngành công nghệ trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam được tìm kiếm và trở thành hướng đi tương lai của nhiều người. Vậy ngành khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo học những gì? Học lập trình trí tuệ nhân tạo ra làm gì? Công nghệ thông tin trí tuệ nhân tạo là ngành học như thế nào?... Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm lời giải đáp cho mọi thắc mắc của bạn về ngành trí tuệ nhân tạo!

1. Học AI (trí tuệ nhân tạo) để làm gì?

Dù ra đời từ những năm 1950, thế nhưng một vài năm trở lại đây, trí tuệ nhân tạo (AI - artificial intelligence) mới cho thấy sức ảnh hưởng của mình, khi trở thành lĩnh vực xu hướng trong thời đại công nghệ số. Đặc biệt, sự ra đời của ChatGPT vào tháng 11/2022 đã “càn quét” cả thế giới, khiến lĩnh vực AI ngày một phổ biến trên toàn cầu.

tri-tue-nhan-tao

Vậy, học AI (trí tuệ nhân tạo) để làm gì? Đầu tiên, việc tìm hiểu các kiến thức về AI sẽ giúp bạn không “dậm chân tại chỗ” khi cả thế giới đều đang tiến lên. Theo dự đoán của các chuyên gia, AI đang tiến dần đến việc “làm chủ” kỷ nguyên công nghệ mới. Bởi vậy việc nắm chắc thông tin về AI sẽ giúp ích cho bạn rất nhiềunhiểu trong cả cuộc sống lẫn công việc.

Hàng tháng, hàng năm đều có rất nhiều sản phẩm liên quan đến AI ra mắt thị trường như chatbot AI, robot trí tuệ nhân tạo... Chúng kéo theo nhiều ngành học liên quan đến AI ra đời, như khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo, ngành robot và trí tuệ nhân tạo, lập trình trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông tin trí tuệ nhân tạo… Đây cũng là những ngành học được dự đoán sẽ thu hút nhiều sinh viên trong tương lai gần, cả ở thế giới và Việt Nam.

2. Ngành trí tuệ nhân tạo học những gì?

Giống như mọi lĩnh vực khác, các ngành học liên quan đến trí tuệ nhân tạo cũng chia làm nhiều nhánh phù hợp với nhiều mục đích khác nhau của người học. Dưới đây là một số khía cạnh mà bạn có thể học khi theo đuổi ngành trí tuệ nhân tạo:

  • Máy học (Machine Learning): Là lĩnh vực chính trong AI, giúp bạn hiểu được bản chất của AI để từ đó áp dụng chúng cho mọi hoạt động liên quan. Trong Máy học, có các phương pháp khác nhau như học giám sát, học không giám sát, học tăng cường...
  • Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP): Cách để AI học, hiểu và xử lý ngôn ngữ tự nhiên của người dùng, giúp máy tính tương tác và đọc hiểu thông tin từ văn bản dễ dàng hơn.

tri-tue-nhan-tao

  • Thị giác máy tính (Computer Vision): AI học cách nhận diện và hiểu thông tin từ hình ảnh và video, giúp máy tính "nhìn" và hiểu thế giới xung quanh.
  • Big Data: AI học cách xử lý và phân tích lượng lớn dữ liệu để đưa ra thông tin quan trọng và mô hình dự đoán.

tri-tue-nhan-tao

  • Tư duy logic và Tư duy giả định (Reasoning): AI học cách tư duy logic và giả định, giúp máy tính đưa ra các quyết định dựa trên thông tin có sẵn.
  • Robotics và tương tác con người - máy móc (Human-Machine Interaction): AI học cách thiết kế và lập trình robot để tương tác với con người và thực hiện các nhiệm vụ vật lý.

tri-tue-nhan-tao

  • Học tự động (Autonomous Learning): AI có khả năng học tự động từ trải nghiệm và điều chỉnh hành vi mà không cần sự can thiệp của con người.

Tóm lại, ngành trí tuệ nhân tạo mà cụ thể là ngành trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam có rất nhiều khía cạnh khác nhau. Bởi vậy khi lựa chọn một ngành học, câu trả lời cho việc “ngành trí tuệ nhân tạo học những gì?” cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, vẫn sẽ có một số khía cạnh căn bản (như Học máy là một ví dụ) mà mọi ngành học đều cần nghiên cứu.

3. Học trí tuệ nhân tạo ra làm gì?

Học trí tuệ nhân tạo (AI) trong trường Đại học mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp đa dạng trong các lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số nghề mà bạn có thể lựa chọn sau khi học:

  • Nhà nghiên cứu và phát triển AI: Tham gia vào các dự án nghiên cứu và phát triển công nghệ mới trong lĩnh vực AI. Công việc này thường được thực hiện tại các trung tâm nghiên cứu, các công ty công nghệ lớn hoặc tổ chức nghiên cứu.
  • Chuyên gia mô hình hóa dữ liệu (Data Modeling Specialist): Phân tích và xây dựng các mô hình dữ liệu để giúp AI hiểu và dự đoán các xu hướng trong dữ liệu.
  • Chuyên gia trí tuệ nhân tạo tương tác (AI Interaction Specialist): Thiết kế và phát triển giao diện tương tác giữa con người và máy tính sử dụng trí tuệ nhân tạo, ví dụ như trợ lý ảo và chatbot.
  • Chuyên gia an toàn và bảo mật AI: Bảo vệ hệ thống AI khỏi các tấn công mạng và đảm bảo tính an toàn của dữ liệu cho người dùng.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể theo đuổi một số công việc thuộc các nhánh nhỏ hơn, ví dụ như nghiên cứu, phát triển robot trí tuệ nhân tạo, lập trình trí tuệ nhân tạo…
tri-tue-nhan-tao

Những nghề nghiệp trên chỉ là một số ví dụ và có nhiều lựa chọn khác tùy thuộc vào sở thích cũng như sở trường của mỗi người.

4. Cần lưu ý gì khi lựa chọn ngành trí tuệ nhân tạo?

Khi lựa chọn ngành trí tuệ nhân tạo (AI), có một số điều bạn nên lưu ý như sau:

  • Nắm vững kiến thức cơ bản về toán học và lập trình, đặc biệt là các ngôn ngữ lập trình như Python, Java, hoặc C++ …
tri-tue-nhan-tao
  • Chọn chuyên ngành phù hợp với bản thân: AI bao gồm nhiều chuyên ngành khác nhau nên hãy nghiên cứu thật kỹ và lựa chọn chuyên ngành mà bạn quan tâm, cảm thấy hứng thú.
  • Học thêm về các lĩnh vực ứng dụng: AI được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như y học, tài chính, ô tô, quảng cáo… Hiểu rõ về lĩnh vực ứng dụng giúp bạn áp dụng kiến thức một cách hiệu quả hơn.
  • Tham gia vào nhiều dự án thực tế: Tham gia vào các dự án thực tế hoặc thực tập tại các doanh nghiệp AI để có trải nghiệm thực tế và xây dựng portfolio hoàn chỉnh hơn.
  • Theo dõi xu hướng và sự phát triển của công nghệ: Lĩnh vực AI đang phát triển nhanh chóng, việc theo dõi xu hướng mới và tiến triển công nghệ giúp bạn luôn cập nhật và sẵn sàng thích ứng với thách thức mới.

5. Lời Kết

Mong rằng thông qua việc trả lời 4 câu hỏi trên, bạn đã có cái nhìn tổng quát nhất về ngành trí tuệ nhân tạo. 

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, nếu bạn đang quan tâm đến học lập trình thì hãy tham khảo ngay các khóa học lập trình dưới đây tại ICANTECH nhé

Nguồn ảnh: ICANTECH.

Share
Tags
Kiến thức công nghệ

Bài tương tự