icantech
Phương pháp làm việc nhóm
2806
30/08/2023

Những điều cần biết về phương pháp làm việc nhóm ở tiểu học

Làm việc nhóm và làm việc độc lập là 2 phương pháp phổ biến hiện nay trong giảng dạy. Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng biệt. Bài viết hôm nay sẽ tập trung vào làm việc nhóm trong học tập ở tiểu học. Hãy cùng ICANTECH tìm hiểu chi tiết ngay sau đây nhé!

1. Phương pháp làm việc nhóm ở tiểu học là gì?

Trước hết hãy cùng tìm hiểu phương pháp làm việc nhóm ở tiểu học là gì? Đây là phương pháp dạy học tích hợp theo nhóm là hình thức giảng dạy học sinh tiểu học bằng cách chia theo từng nhóm nhỏ, các thầy cô sẽ đưa từng chủ đề cho mỗi nhóm để cùng nhau nghiên cứu và tìm ra vấn đề.

Thông thường phương pháp làm việc nhóm ở tiểu học sẽ được áp dụng đối với những bài học có nội dung dài và khó. Một ví dụ về làm việc nhóm trong học tập ở tiểu học cụ thể như bài văn có nhiều phân đoạn mỗi phân đoạn các thầy cô sẽ chia ra cho từng nhóm.

Qua đó, các em sẽ tự học hỏi, tìm tòi, trao đổi và góp phần nâng cao chất lượng bài cho bài học.

2. Ưu và nhược điểm của phương pháp làm việc nhóm ở tiểu học

Phương pháp học tập nào thì cũng đều sẽ có những mặt ưu và nhược điểm. Sau đây là ưu và nhược điểm của phương pháp làm việc nhóm ở tiểu học

Ưu điểm:

  •  Hỗ trợ việc giảng dạy đạt hiệu quả hơn: phương pháp làm việc nhóm ở tiểu học cực kỳ phù hợp với các em học sinh tiểu học bởi sẽ giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn.

Phương pháp này bản chất là các em học sinh tiểu học tự học hỏi lẫn nhau, các thầy cô sẽ không phải trực tiếp giảng dạy toàn bộ bài học, lúc này bài học được chia nhỏ cho từng nhóm tự tìm hiểu và trao đổi với nhau.

Sau khi các nhóm đưa ra những thảo luận cho từng chủ đề, thì cuối cùng thầy cô sẽ là người nhận xét và bổ sung những điểm còn thiếu từ đó giúp các em học sinh tự tổng hợp bài học.

  • Phát triển kỹ năng thuyết trình: Phương pháp làm việc nhóm ở tiểu học sẽ giúp tăng khả năng thuyết trình của các em học sinh giữa đám đông. Phương pháp này sẽ tạo cơ hội cho các em học sinh được đứng trước lớp nêu ra quan điểm của cả nhân về bài tập nhóm được giao. 

Bên cạnh đó, kỹ năng phản biện, nêu quan điểm cũng được phát huy khi lắng nghe những chia sẻ của các nhóm khác về ý kiến của mình

  • Chủ động trong học tập: Khi làm việc nhóm các em học sinh sẽ chỉ không nghe từ một chiều như ngồi nghe các thầy cô giảng trên lớp, mà sẽ phải chủ động tìm tòi về chủ để được giao sau đó đứng lên chia sẻ cho thầy cô và các nhóm khác. 

Không chỉ được nêu ý kiến quan điểm của cá nhân khi làm bài tập nhóm, các em học sinh còn được nghe nhiều ý kiến quan điểm của các bạn khác trong nhóm từ đó tập hợp được kiến thức và giúp học sinh nhớ lâu về bài học hơn.

Nhược điểm:

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, phương pháp làm việc nhóm ở tiểu học cũng sẽ có những nhược điểm cần khắc phục như: 

  • Ở nhóm tiểu học các bé tuổi đang còn nhỏ, khi áp dụng làm việc nhóm các bé học sinh có thể sẽ khó kiểm soát từ đó gây ồn ào và mất trật tự.
  • Làm việc nhóm ở tiểu học sẽ khó đánh giá đúng năng lực của từng học sinh, bởi sẽ có những học sinh tích cực nhưng cũng sẽ có những học ỷ lại không tham gia vào quá trình làm việc nhóm
  • Các bé học sinh tiểu học khi làm việc nhóm đôi khi chỉ tập trung vào chủ đề của nhóm mình mà quên đi tiếp thu bài chia sẻ của các nhóm khác, sẽ không tiếp thu được đầy đủ kiến thức của toàn bài. 

3. Cách thức thực hiện phương pháp làm việc nhóm ở tiểu học 

phuong-phap-lam-viec-nhom-o-tieu-hoc

Phương pháp làm việc nhóm ở tiểu học thường chia lớp học thành các nhóm nhỏ, tùy theo yêu cầu của bài học và của thầy cô các nhóm sẽ cố lượng cụ thể. Chủ để có thể làm chung hoặc riêng theo yêu cầu của giáo viên.

Để quá trình làm việc nhóm ở tiểu học hiệu quả cần:

  • Giáo viên cần chuẩn bị những chủ đề cần được thảo luận. Phân công các nhóm và chủ đề cho từng nhóm. Đưa ra quy định về thời gian thảo luận cho từng nhóm. Hướng dẫn cụ thể những cách thực hiện nếu có yêu cầu.
  • Đối với các nhóm, cần nghe theo sắp xếp của thầy cô, phân chia nhiệm vụ mỗi người trong nhóm, sau đó trao đổi, tổng hợp ý kiến và đưa ra kết quả chung. Bầu cử đại diện nhóm đứng lên trình bày kết quả cho cả nhóm.
  • Cuối cùng đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác lắng nghe và đặt câu hỏi phản hồi bổ sung thêm ý kiến nếu cần. Thầy cô tổng hợp lại ý kiến, tổng hợp lại tất cả vấn đề và tổng kết nội dung bài cho tất cả nhóm.

4. Lời Kết

Trên đây tất cả nội dung mà ICANTECH đã tổng hợp về phương pháp làm việc nhóm ở tiểu học. Mong rằng các bạn đọc sẽ có những kiến thức bổ ích và áp dụng vào thực tế đạt kết quả tốt. Chúc các bạn học sinh tiểu học có phương pháp làm việc nhóm hiệu quả!

Nguồn ảnh: Tự tổng hợp.

Share
Tags
Phương pháp làm việc nhóm

Bài tương tự