Phần mềm lập trình Scratch đã không còn xa lạ trong thế giới hiện đại. Ngày nay, học sinh được học lập trình từ rất sớm với nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau. Scratch là một trong những ngôn ngữ lập trình đơn giản được ưa chuộng cho trẻ em. Cụ thể, ứng dụng của lập trình Scratch trong thực tế như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của ICANTECH nhé!
Scratch là ngôn ngữ lập trình (dạng kéo thả) hướng đến trẻ từ 6 - 12 tuổi được phát triển bởi Viện công nghệ Massachusetts - Mỹ.
Với giao diện bắt mắt, thao tác kéo - thả các câu lệnh có sẵn, Scratch giúp học sinh dễ dàng tiếp cận và làm quen với những câu lệnh lập trình, giúp học sinh dễ dàng tiếp cận và làm quen với những câu lệnh lập trình. được phát huy khả năng sáng tạo để tạo nên câu chuyện của riêng mình. Đồng thời kích thích khả năng tư duy logic, trí tò mò trong quá trình tìm tòi, phát triển ý tưởng của mình.
Scratch đang được tin dùng bởi 58 triệu người, trên 150 đất nước và được dịch ra 40 ngôn ngữ trên toàn thế giới.
Dưới đây là một số ứng dụng của lập trình Scratch trong cuộc sống hiện nay:
Trong quá trình lập các dự án trong Scratch, học sinh sẽ được làm quen với các thuật ngữ toán học (biến, hàm, lặp lại, trình tự,...). Từ đó, học sinh có thể ứng dụng vào toán học, hiểu hơn các bài học về toán học hay các môn tự nhiên. Scratch cũng biến các khái niệm toán học trở nên sinh động, trực quan, dễ nắm bắt chứ không khô khan như trong sách giáo khoa.
Khi học lập trình Scratch cũng là khi học sinh được vận dụng các phép toán như phép nhân, đồ thị, phép ước lượng,... Nhờ đó, kiến thức toán học được củng cố.
Trong khi lập trình trong Scratch, học sinh cũng phải giữ sự tập trung tối đa để đảm bảo logic trong mạch truyện, hiệu ứng, chuyển cảnh,...
Chức năng phổ biến nhất của Scratch là lập trình game. Đó là quá trình bạn lên ý tưởng và biến ý tưởng thành trò chơi phục vụ người chơi. Quá trình lập trình game trong Scratch cơ bản gồm các bước sau:
Học sinh tự sáng tạo, phát triển ý tưởng cá nhân và biến những ý tưởng thành các sản phẩm lập trình hoàn chỉnh như Cá lớn nuốt cá bé, trò chơi Bảo vệ trái đất…
Một ứng dụng khác của phần mềm Scratch đó là trong lập trình robot đơn giản. Tuy nhiên trước khi lập trình robot, học sinh cần được học về nguyên lý lập trình. Sau đó, học sinh có thể tự lên ý tưởng và thực hiện dự án cá nhân đơn giản để điều khiển robot.
Với Scratch, bạn cũng có thể tạo các video, phim hoạt hình. Trong quá trình sáng tạo video, phim hoạt hình bằng Scratch, học viên sẽ phát triển được rất nhiều kỹ năng như:
Với nhóm lệnh Sound trong Scratch, bạn có thể thỏa sức sáng tạo, lập trình ra những bản nhạc độc nhất. Thậm chí, bạn có thể tự lập trình nên một loại nhạc cụ bất kỳ để sử dụng online.
Còn với nhóm lệnh Pen, bạn có thể vẽ bất kỳ hình ảnh nào. Bạn có thể vừa phát triển khả năng lập trình, vừa được thỏa mãn đam mê hội họa. Qua những câu chuyện/bức tranh/bản nhạc mà các bạn nhỏ tạo ra, cha mẹ có thể hiểu hơn phần nào về con để hỗ trợ và định hướng con trong tương lai.
Khi đã nắm được và sử dụng thành thạo Scratch, học sinh có thể ứng dụng chúng vào nhiều mục đích khác nhau trong học tập và trong cuộc sống.
Với Scratch, bạn còn có thể lập trình nên các dự án khác phục vụ cuộc sống thực tiễn. Có thể kể đến như ứng dụng minh họa chu trình của nước, ứng dụng đàn piano online, minh họa sự phát triển của cây xanh, nấm mốc,... Tất cả đều có thể ứng dụng một cách thông minh vào các môn học khác trong trường học.
Việc minh họa bằng Scratch mang đến sự trực quan, sinh động và nhiều hiệu ứng thú vị. Nhờ đó, kích thích sự hình dung của người học. Không chỉ học sinh, các thầy cô giáo cũng có thể sử dụng Scratch để lên bài giảng khiến cho tiết học trở nên thú vị.
Trên đây là chia sẻ của ICANTECH về những ứng dụng của lập trình Scratch trong thực tế. Việc học thêm lập trình bằng Scratch sẽ giúp học sinh phát triển tư duy và nhiều nhóm kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Chúc các bạn có những trải nghiệm thú vị cùng ngôn ngữ lập trình Scratch.
Nguồn ảnh: ICANTECH.