Thực chất, tư duy phản biện và tư duy biện luận là một. Đây là một trong những kỹ năng tư duy đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con người. Trong bài viết này, ICANTECH sẽ giúp bạn hiểu rõ định nghĩa, phân loại tư duy phản biện và các phương pháp để phát triển tư duy phản biện trong cuộc sống.
Phản biện hay biện luận là gì? Đây là cụm từ để chỉ hành động tranh luận, phản bác giữa người với người.
Tư duy biện luận hay tư duy phản biện (Critical thinking) là quá trình suy nghĩ, phân tích và đánh giá vấn đề từ đó đưa ra những luận điểm, luận cứ mà bản thân thu thập được để đưa ra kết luận.
Thông thường người có tư duy biện luận sẽ tập trung vào 6 bước quan trọng sau:
Critical thinking tư duy phản biện hay tư duy biện luận ứng dụng được nhiều khía cạnh trong cuộc sống, ví dụ như:
Tư duy biện luận giúp bạn hiểu bản chất của vấn đề để tiếp thu kiến thức nhanh và hiệu quả hơn.
Người có tư duy biện luận vừa có thể làm việc độc lập vừa có thể làm việc nhóm cực hiệu quả mà không phụ thuộc vào người khác vào ý kiến của người khác.
Tư duy phản biện tự điều chỉnh là quá trình bạn đưa ra các quan điểm và hướng đi khác nhau trong nội tâm của mỗi con người. Nhưng để đưa ra được quyết định cuối cùng bạn cần cân đo đong đếm, điều chỉnh quyết định phù hợp với tình huống hiện tại.
Tư duy phản biện ngoại cảnh là quá trình bạn đưa ra quan điểm, suy nghĩ của bản thân mà bạn cho là đúng. Những ý kiến này có thể không hoàn toàn là câu trả lời đúng với vấn đề đang đề cập.
Người sở hữu tư duy phản biện là người có lập trường rõ ràng. Để đưa ra kết luận, họ thường có xu hướng quan sát, xem xét gốc rễ của vấn đề một cách kỹ lưỡng rồi mới đưa ra kết luận. Họ sẽ không vì các yếu tố ngoại lai tác động mà thay đổi quyết định của bản thân.
Người sở hữu tư duy phản biện sẽ không đưa ra kết luận tùy hứng khi chưa hiểu rõ vấn đề. Họ thường có xu hướng tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề từ nhiều nguồn đáng tin cậy trước khi đưa ra quyết định chứ không phải vì ý kiến của người khác mà đưa ra câu trả lời.
Biểu hiện rõ ràng nhất của người sở hữu tư duy phản biện là họ cực kỳ tự tin vào bản thân. Những người này thường không sợ sai, luôn sẵn sàng đưa ra ý kiến và quan điểm trong các cuộc thảo luận. Nếu họ nhận thấy ý tưởng của mình chưa hợp lý họ sẵn sàng học hỏi và rút kinh nghiệm để cải thiện.
Người có tư duy phản biện luôn có thói quen đặt câu hỏi trước khi đưa ra câu trả lời. Việc đặt câu hỏi nhiều lần giúp họ có câu trả lời chính xác nhất để đưa ra quyết định phù hợp.
Người sở hữu tư duy phản biện luôn tin tưởng vào quyết định của bản thân mình bởi vì họ đã xem xét và đánh giá vấn đề rất kỹ lưỡng rồi mới đưa ra kết luận. Họ sẽ không bị những ý kiến của người khác tác động mà thay đổi ý kiến.
Liên tục trau dồi tri thức giúp bạn có khả năng tiếp cận và xác định vấn đề một cách khách quan hơn từ đó đưa ra kết luận một các chính xác.
Tham gia các khóa học, dự án mới là cách bạn thử thách và vượt qua giới hạn của bản thân. Ở một lĩnh vực mới, bạn buộc phải học hỏi, nghiên cứu, tìm hiểu thông tin để có thể đưa ra kết luận chính xác trong mọi tình huống cấp bách từ đó nâng cao kỹ năng tư duy phản biện.
Ngoài học và tìm kiếm thông tin trên sách vở, báo hay Internet, bạn có thể tìm cho mình các mentor hoặc chuyên gia trong lĩnh vực mà bạn đang theo đuổi. Họ sẽ cho bạn những giải pháp và cách tư duy mà bạn có thể áp dụng để giải quyết vấn đề của mình.
Trên đây là khái niệm và các phương pháp cải thiện tư duy phản biện. Mong rằng bài viết này của ICANTECH sẽ giúp bạn hiểu hơn về khả năng tư duy phản biện đồng thời vận dụng những cách rèn luyện để cải thiện tư duy phân tích phát triển bản thân.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, nếu bạn đang quan tâm đến học lập trình thì hãy tham khảo ngay các khóa học lập trình dưới đây tại ICANTECH nhé!
Nguồn ảnh: ICANTECH.