icantech
Kiến thức công nghệ
1115
01/11/2023

Đam mê thiết kế? Đừng bỏ lỡ top phần mềm đồ họa phổ biến này!

Sự phát triển của máy tính đang khiến việc học cách thiết kế hình ảnh, ấn phẩm trở nên dễ dàng hơn. Cùng với đó, ngành truyền thông (đặc biệt là truyền thông trên các nền tảng số) cũng phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết, đòi hỏi các nhân sự đều cần biết qua về cách chỉnh sửa hình ảnh. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu top phần mềm đồ họa, thông dụng nhất trên toàn thế giới!

1. Vì sao các phần mềm thiết kế đồ họa ngày càng phổ biến?

Trước khi tìm hiểu các phần mềm đồ họa phổ biến, hãy cùng lý giải sự phổ biến ngày càng tăng của phần mềm đồ họa:

  • Tăng sự kết nối: Internet đã kết nối người dùng từ khắp nơi trên thế giới, khiến quá trình chia sẻ và trao đổi nội dung đồ họa trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Với các phần mềm này, thiết kế đồ họa có thể dễ dàng “di chuyển” khắp thế giới chỉ với vài cú nhấp chuột.
  • Thúc đẩy sáng tạo: Trong thế giới hiện tại, sáng tạo là một trong những yếu tố xu hướng, được đề cập rất nhiều trên các nền tảng mạng xã hội. Và các phần mềm đồ họa là một trong những cách tốt nhất để thể hiện và diễn giải về ý tưởng sáng tạo của người dùng. Điều này khuyến khích nhiều người tìm hiểu top phần mềm đồ họa và học cách sử dụng chúng.
sang-tao
  • Sự phát triển của công nghệ: Công nghệ đồ họa đã phát triển đáng kể so với quá khứ. Bởi vậy việc học cách dùng và sử dụng thành thạo phần mềm đồ họa trở nên dễ dàng hơn, giúp nhiều người có thể tiếp cận lĩnh vực hấp dẫn này.
  • Ứng dụng đa dạng: Đồ họa không chỉ được sử dụng trong thiết kế đồ họa chuyên nghiệp mà còn trong nhiều lĩnh vực khác như truyền thông, marketing, giáo dục, phát triển web… Vì vậy nhu cầu sử dụng phần mềm đồ họa đương nhiên cũng tăng lên.
  • Sự phổ biến của truyền thông trực tuyến: Sự phát triển của truyền thông trực tuyến, bao gồm nền tảng mạng xã hội và video trực tuyến, đã thúc đẩy nhu cầu sử dụng hình ảnh và đồ họa để thu hút sự chú ý của khán giả.

Trên đây là một số yếu tố đã góp phần khiến các phần mềm thiết kế đồ họa ngày một phổ biến. Nếu bạn có định hướng trở thành designer hoặc các công việc cần đến thiết kế, việc có kiến thức tổng quát về các phần mềm đồ họa xu hướng hiện nay là điều vô cùng quan trọng.

2. Thiết bị và công cụ phù hợp để sử dụng các phần mềm thiết kế đồ họa

2.1. Cấu hình máy tính cho dân thiết kế chuyên nghiệp

Cấu hình máy tính cho ngành thiết kế đồ hoạ cần chú trọng “cấu hình”. Một số lưu ý khi lựa chọn cấu hình máy tính như sau:

  • CPU: Bộ xử lí CPU Intel Core i5-i7, Intel Xeon, AMD Ryzen 5…
    Mainboard: Tương thích với CPU ở trên, main trung cấp dòng B, Z.
    Ram: Dung lượng từ 16-32GB để có thể sử dụng nhiều tác vụ cùng 1 lúc.
    VGA: Dòng card phải tối thiểu từ NVIDIA GeForce GTX 1050 hay các dòng chuyên dụng cho thiết kế đồ hoạ như AMD Radeon Pro hoặc NVIDIA Quadro.
    SSD/HDD: Trang bị ổ cứng SSD tối thiểu 256GB để lưu trữ. Bên cạnh đó, có thể trang bị thêm ổ cứng HDD tuỳ chọn.
    Nguồn máy tính: Công suất đủ lớn để cung cấp điện cho các linh kiện trên.

2.2. Một số công cụ hỗ trợ

Bên cạnh cấu hình, cần trang bị màn hình có độ phân giải tối thiểu 1920 x 1080 (Full HD) để màu sắc được hiển thị tốt nhất.

Với bàn phím, chuột, case máy tính cần đảm bảo các tiêu chí tiện dụng, thiết kế đẹp mắt phù hợp với nhu cầu công việc của mình.

3. List các phần mềm đồ họa phổ biến nhất hiện nay

3.1. Phần mềm thiết kế đồ hoạ sử dụng cho dân chuyên nghiệp 

3.1.1. Adobe Photoshop

Có thể khẳng định rằng Adobe Photoshop là một trong những cái tên đầu tiên xuất hiện trong đầu những người am hiểu về thiết kế, khi nhận được câu hỏi “Top phần mềm đồ họa phổ biến nhất hiện nay là gì?”

Adobe Photoshop

Adobe Photoshop ra đời vào năm 1990, phát triển bởi Adobe Systems Incorporated - một công ty phần mềm đa phương tiện nổi tiếng có trụ sở tại Mỹ. Có vô vàn phần mềm đồ họa đã ra đời, tuy nhiên lý do khiến Adobe Photoshop vẫn giữ được vị thế của mình là bởi phần mềm này cung cấp một loạt các tính năng và ưu điểm độc đáo cho việc chỉnh sửa ảnh và đồ họa.

Cụ thể một số điểm nổi bật của Adobe Photoshop có thể kể đến như: Đa dạng công cụ chỉnh sửa, tích hợp nhiều tính năng đồ họa chuyên sâu, đáp ứng nhu cầu sử dụng chuyên nghiệp, có khả năng tạo hiệu ứng đặc biệt, thường xuyên cập nhật và nâng cấp…

Vào thời điểm hiện tại khi AI (trí tuệ nhân tạo) đang “làm mưa làm gió” khắp thế giới, Adobe Photoshop cũng nhanh chóng cập nhật nhiều tính năng AI để theo kịp xu hướng thời đại, đồng thời mang tới nhiều trải nghiệm thú vị cho người dùng của mình.

3.1.2. Adobe Illustrator

Giống như Adobe Photoshop, Adobe Illustrator cũng được phát triển bởi Adobe Systems Incorporated và thuộc hàng top phần mềm đồ họa phổ biến nhất thế giới. 

Adobe Illustrator

Sau khi ra đời vào năm 1987, Adobe Illustrator đã nhanh chóng phát triển, trở thành phần mềm thiết kế đồ họa vector hàng đầu. Phần mềm này cho phép người dùng tạo ra hình ảnh vector, biểu đồ dạng vector, hình minh họa và nhiều loại nội dung đồ họa khác

Với những người dùng “nhập môn” thiết kế đồ họa, có lẽ việc định hình và phân biệt Adobe Photoshop với Adobe Illustrator không quá đơn giản. Theo đó, Adobe Photoshop tập trung vào việc chỉnh sửa và làm việc với hình ảnh tỷ lệ pixel trong khi Illustrator làm việc với đồ họa vector. Bên cạnh đó, người dùng thường sử dụng Adobe Photoshop cho việc chỉnh ảnh, tạo biểu đồ, banner… Còn Illustrator lại được dùng trong thiết kế biểu đồ, logo, biểu đồ, nhãn, thiệp, và nội dung in ấn.

3.1.3. AutoCAD

AutoCAD ra mắt vào năm 1982 bởi Autodesk, Inc. - một trong những tên tuổi lớn của ngành phần mềm đồ họa và thiết kế. Phần mềm này có một số tính năng nổi bật có thể kể tới như:

  • Cho phép người dùng tạo ra các bản vẽ và mô hình không chỉ trong không gian 2D mà còn trong không gian 3D
  • Khả năng tùy chỉnh mạnh mẽ, cho phép người dùng tạo các hình vẽ và mô hình có tính cá nhân hóa cao
  • Kết xuất chất lượng cao
  • Hỗ trợ tích hợp với nhiều ứng dụng thiết kế khác, giúp người dùng làm việc trên nhiều mảng thiết kế khác nhau.

AutoCAD

Với những tính năng ấn tượng đó, AutoCAD thường được sử dụng để tạo các bản vẽ kỹ thuật, sơ đồ, và thiết kế công trình xây dựng. Đây là top phần mềm đồ họa không thể thiếu với nhân sự các ngành xây dựng, kiến trúc, cơ khí… và nhiều lĩnh vực liên quan khác.

3.1.4. SketchUp

SketchUp là phần mềm mô hình hóa 3D, ra mắt lần đầu vào năm 2000 bởi Trimble, Inc. - một tập đoàn toàn cầu chuyên về công nghệ và dịch vụ định vị, thiết kế, và xây dựng. SketchUp được sử dụng phổ biến trong rất nhiều ngành nghề, có thể kể đến như kiến trúc & xây dựng, nội thất & thiết kế cảnh quan, bất động sản, giáo dục, làm phim,... cũng như các lĩnh vực nghệ thuật và thiết kế thị giác khác.

SketchUp

Nhờ tính đa dụng và sự dễ sử dụng, SketchUp đã trở thành một công cụ phổ biến cho việc tạo và quản lý mô hình 3D, thể hiện ý tưởng và dự án, và trình bày công việc một cách hiệu quả.

Một số điểm nổi bật của SketchUp có thể kể tới như:

  • Giao diện thân thiện và dễ sử dụng, tạo cảm hứng sáng tạo cho người dùng
  • Cho phép tạo ra cả mô hình 3D phức tạp và bản vẽ 2D tùy chỉnh 
  • Sở hữu thư viện 3D phong phú chứa hàng nghìn đối tượng và tài liệu
  • Hỗ trợ tích hợp với nhiều phần mềm và ứng dụng xây dựng khác 

Ngoài phiên bản Pro, những người dùng mới tập sử dụng hoặc chỉ có nhu cầu dùng một số tính năng cơ bản có thể sử dụng SketchUp phiên bản miễn phí (còn được gọi là SketchUp Web).

3.2. Phần mềm đồ hoạ cho dân sáng tạo nội dung

3.2.1. Canva

Canva là một trong những phần mềm thiết kế đồ hoạ miễn phí được “dân Marketing ưa chuộng”. Không cần biết về thiết kế, bạn cũng có thể tạo ra các ấn phẩm phục vụ cho mục đích truyền thông trên nhiều nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Youtube…

Canva

Với giao diện đơn giản, dễ sử dụng, phần mềm đồ họa Canva chứa kho dữ liệu temple, font chữ, icon khổng lồ… hỗ trợ bạn thiết kế hiệu quả.

Một số ưu điểm nổi bật của Canva có thể kể đến:

  • Hỗ trợ nền tảng web và ứng dụng cho các thiết bị di động
  • Cho phép tạo ra các thiết kế với kích thước khác nhau phục vụ cho nhiều nền tảng

3.2.2. Piktochart

Piktochart là phần mềm đồ hoạ hỗ trợ dân sáng tạo hỗ trợ infographics và presentations đẹp mắt. 

Với kho templates với đa dạng các mẫu thiết kế chuyên nghiệp, đẹp mắt, bạn dễ dàng tạo ra các infographics phù hợp với mục tiêu truyền thông.

Một số ưu điểm nổi bật của Piktochart có thể kể đến:

  • Giao diện đẹp mắt, dễ sử dụng
  • Dễ dàng tạo báo cáo, infographics và video chỉ với một vài lượt click

3.2.3. Infogram

Infogram là phần mềm đồ hoạ hỗ trợ dân sáng tạo tạo ra các biểu đồ, báo cáo dễ nhìn, sinh động và nhiều màu sắc. Thay vì đưa ra hàng đống số liệu khiến người xem ngao ngán, sử dụng Infogram giúp bạn biến các số liệu khô khan thành những biểu đồ hình tròn, cột, đường thẳng… dễ nhìn mà vẫn tăng được độ tin cậy cho báo cáo.

Infogram

Một số ưu điểm nổi bật của Infogram có thể kể đến:

  • Hỗ trợ chỉnh sửa trực tiếp trên nền tảng web
  • Giao diện thân thiện, dễ sử dụng

3.2.4. Pablo

Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến Pablo - phần mềm chèn chữ vào hình phục vụ cho việc truyền thông quotes.

Cũng giống như Canva, chỉ cần kéo thả font chữ, màu sắc, kích thước… bạn sẽ tạo ra những bản thiết kế quotes phù hợp với mục đích truyền thông trên các nền tảng mạng xã hội.

Một số ưu điểm nổi bật của Pablo có thể kể đến:

  • Hỗ trợ nhiều kích thước phù hợp với nhiều nền tảng
  • Giao diện đơn giản, dễ sử dụng 

4. Lời Kết

Với bài viết trên, ICANTECH đã cùng bạn tìm hiểu top phần mềm đồ họa dành riêng cho dân chuyên nghiệp và dân sáng tạo. Để lựa chọn được phần mềm đồ hoạ phù hợp với mình, bạn cần xác định rõ ràng nhu cầu của bản thân trước khi lựa chọn. 

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, nếu bạn đang quan tâm đến học lập trình thì hãy tham khảo ngay các khóa học lập trình dưới đây tại ICANTECH nhé

Nguồn ảnh: ICANTECH.

Share
Tags
Kiến thức công nghệ

Bài tương tự