icantech
Phương pháp học
1948
05/10/2023

Stem là gì? Tất cả những điều bạn cần biết về mô hình giáo dục STEM

Giáo dục khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học (STEM) chú trọng vào việc trang bị những kĩ năng thiết yếu để học sinh theo đuổi những ngành nghề mà các bạn mong muốn trong tương lai. Những năm gần đây, mô hình giáo dục STEM đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam, nhiều trường học đã ứng dụng mô hình này vào chương trình đào tạo. STEM là gì? Vai trò của giáo dục STEM? Nếu bạn còn đang băn khoăn những điều này thì hãy cùng ICANTECH tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. STEM là gì?

Giáo dục STEM là phương pháp dạy và học được kết hợp giữa Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering) và Toán học (Mathematics) hay nói cách khác giáo dục STEM chủ yếu tập trung vào phương pháp học tập thực hành và dựa trên vấn đề.

stem-la-gi

Mô hình giáo dục STEM nhấn mạnh việc phát triển các kĩ năng tư duy logic và phản biện bằng cách cho phép học sinh tìm hiểu mọi thứ từ góc nhìn thực tiễn. Qua đó, trang bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết để theo đuổi các ngành nghề mà các bạn lựa chọn trong tương lai.

2. Vai trò của giáo dục STEM trong thế kỉ 21?

Mô hình giáo dục STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học), không phải chỉ dạy một môn học mà là sự kết hợp của cả bốn môn học thành một mô hình học tập dựa trên những ứng dụng trong thực tế. Điều này giúp học sinh áp dụng giải quyết các tình huống thực tế và áp dụng kiến ​​thức đã học để sáng tạo và khám phá những điều mới mẻ.

Bên cạnh đó, nghiên cứu đã chỉ ra rằng học sinh áp dụng phương pháp học tập STEM có nhiều cơ hội hơn trong cuộc sống (cơ hội việc làm, mục tiêu cuộc sống….)

2.1. Ưu điểm của mô hình giáo dục STEM

Dưới đây là một số ưu điểm của mô hình STEM:

Phát triển tư duy phản biện

Giáo dục STEM giúp học sinh tập trung giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Những học sinh tiếp cận với mô hình STEM sớm thường sẽ phân tích, đánh giá và đưa ra quan điểm và chứng minh quan điểm của mình tốt hơn.

Thúc đẩy việc thử nghiệm

Giáo dục STEM khuyến khích học sinh thử và trải nghiệm những điều mới mẻ. Học sinh tham gia mô hình giáo dục STEM sẽ hiểu được tầm quan trọng của thất bại và cách giải quyết mà không bị ảnh hưởng.

Làm việc theo nhóm

Giáo dục STEM thúc đẩy học sinh tham gia làm việc nhóm cùng nhau. Các bạn cùng nhau thảo luận, tìm ra giải pháp cho vấn đề, ghi lại dữ liệu, thuyết trình, viết báo cáo… Thông qua hoạt động này, học sinh sẽ hiểu được tầm quan trọng làm việc nhóm và cùng đưa ra ý kiến để xây dựng nhóm hoàn chỉnh.

lam-viec-nhom

Phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề

Mô hình giáo dục STEM giúp các bạn học sinh phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề thông qua việc học cách kiểm tra vấn đề và đưa ra giải pháp tối ưu. Bên cạnh đó, áp dụng STEM còn giúp học sinh nhìn nhận vấn đề một cách bao quát thay vì một khía cạnh nào đó trong cuộc sống.

2.2. Nhược điểm của mô hình STEM

Không có phương pháp nào là hoàn hảo cả và STEM cũng không phải là ngoại lệ. Dưới đây là một số nhược điểm của mô hình STEM:

Thiếu sự đa dạng trong giảng dạy

Có nhiều ý kiến cho rằng việc áp dụng phương pháp STEM sẽ tập trung giảng dạy cho học sinh các môn chính như Giáo dục khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học mà bỏ qua các môn nhân văn và nghệ thuật.

Như vậy, để đảm bảo một nền giáo dục toàn diện, các trường nên cân nhắc áp dụng các môn học STEM và các lĩnh vực nghiên cứu khác.

Quá chú trọng vào kỹ thuật

Giáo dục STEM tập trung đáng kể vào việc phát triển các kỹ năng kỹ thuật mà vô hình bỏ qua các kỹ năng mềm.

Mặc dù trình độ kỹ thuật là cần thiết nhưng học sinh cũng cần trau dồi các kỹ năng mềm như giao tiếp, tư duy phê phán và sáng tạo.

Không tập trung vào các môn học nghệ thuật

Việc giáo dục STEM tập trung quá nhiều vào khoa học và toán học vô tình bỏ qua các môn nhân văn và nghệ thuật. Nghệ thuật mang đến cơ hội thể hiện bản thân, hiểu biết văn hóa và sáng tạo, những điều này đều quan trọng không kém so với các môn học khác.

3. Giáo dục STEM ở tiểu học là gì?

Như đã nói ở trên, STEM là viết tắt của khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Giáo dục STEM không chỉ ứng dụng các bài học về công nghệ và kỹ thuật vào chương trình giảng dạy mà tập hợp tất cả các môn học này lại với nhau thành các dự án có ý nghĩa.

Khoa học (Science)

Học sinh được trang bị các khái niệm về bộ môn khoa học. Từ đó, các bạn sẽ ứng dụng những kiến thức mình học được để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.

Công nghệ (Technology)

Học sinh tìm hiểu về công nghệ qua những thứ được tiếp xúc hàng ngày như: máy tính, internet, mạng xã hội và các bộ môn như tin học, lập trình…

Kỹ thuật (Engineering)

Với bộ môn kĩ thuật, các bạn học sinh sẽ được trang bị các kiến thức kĩ năng để dần tìm hiểu về quy trình sản xuất. Bên cạnh đó, học sinh cũng cần có các kĩ năng như tổng hợp, phân tích để hiểu được một số khía cạnh cũng như các yếu tố liên quan. Từ đó, học sinh nhận thấy nhu cầu cũng như phản ứng trước các vấn đề liên quan đến kĩ thuật.

Toán học (Mathematics)

Với bộ môn toán học, học sinh cần có nền tảng kiến thức vững chắc để có thể hiện ý tưởng và ứng dụng các khái niệm này vào thực tiễn.

Giáo dục STEM cho học sinh tiểu học bao gồm các khái niệm cơ bản về toán, khoa học và công nghệ, kỹ thuật. Mô hình này cho phép học sinh thực hành giải quyết vấn đề bằng các dự án khoa học và kỹ thuật đơn giản. Khi học sinh được khám phá thế giới và tìm hiểu cách mà mọi thứ hoạt động, các bạn đồng thời phát triển kĩ năng như tuy duy phản biện, tư duy giải quyết vấn đề…

Các hoạt động STEM như lập trình, năng lực công nghệ số cũng đang được nhiều trường học đưa vào giảng dạy trong thời gian gần đây. Việc tiếp cận và làm quen với môn học lập trình giúp học sinh phát triển các kĩ năng như giải quyết vấn đề, tư duy logic…

Năng lực công nghệ số, đặc biệt là các phần về cách bảo vệ bản thân an toàn trên môi trường internet đã trở thành một phần kiến thức cực quan trọng được trang bị cho học sinh. 

Hiện nay, mô hình STEM được một số trường ứng dụng vào các môn học. Ví dụ:

  • Báo cáo thí nghiệm khoa học: Giúp học sinh có cơ hội thực hành viết báo cáo
  • Làm quen với lập trình: Giúp học sinh có cơ hội phát huy tính sáng tạo để làm ra các sản phẩm theo ý tưởng của riêng minh

4. Tại sao giáo dục STEM ở tiểu học lại quan trọng?

Giáo dục STEM ở tiểu học chú trọng vào việc giúp học sinh phát triển các kĩ năng cơ bản áp dụng vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống chứ không chỉ riêng các ngành công nghệ hay kĩ thuật.

Các dự án STEM giúp học sinh thực mang lại cơ hội đặc biệt cho học sinh thực hành tư duy phản biện, giải quyết vấn đề cùng nhiều kĩ năng khác.

Cũng giống như các mô hình giáo dục khác, mô hình STEM được áp dụng cung cấp cho học sinh một nền tảng học tập vững chắc trong tương lai. Giáo dục STEM giúp học sinh hiểu hơn về thế giới xung quanh và mang đến cho các bạn cơ hội được thực hành để trau dồi và rèn luyện các kĩ năng quan trọng cho cuộc sống.

Dưới đây là một số lợi ích áp dụng mô hình giáo dục STEM ở tiểu học:

  • Phát triển kĩ năng mềm: Khi hoàn thành bất cứ sản phẩm nào, học sinh sẽ cần suy nghĩ, thuyết trình trước các thầy cô về sản phẩm của mình. Điều này giúp học sinh cải thiện đáng kể kĩ năng thuyết trình
  • Bên cạnh đó, việc áp dụng STEM vào tiểu học còn giúp học sinh trang bị thêm một số kĩ năng như làm việc nhóm, tư duy phản biện… Đây đều là những kĩ năng mềm thiết yếu trong kỉ nguyên số 4.0
  • Phát triển khả năng sáng tạo, tư duy logic: STEM chú trọng vào việc giải quyết các tình huống trong thực tế. Bởi vậy thông qua các bài giảng, học sinh cần nắm được và vận dụng những kiến thức được học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Trong quá trình này, học sinh sẽ cần nghiên cứu, thảo luận… để đưa ra giải pháp
  • Khơi dậy sự hứng thú học tập: Mô hình học STEM các bạn học sinh sẽ được học tập thông qua các học cụ, những tình huống trong thực tế. Điều này giúp các bạn hào hứng và thích thú với buổi học hơn các phương pháp học tập truyền thông. Đặc biệt, khi được áp dụng ở bậc tiểu học - nhất là đối với lớp 1, các bạn học sinh sẽ dần làm quen và không còn cảm thấy nhàm chán với các giờ học lí thuyết khô khan

Trải nghiệm phương pháp giáo dục STEM ngay từ khi còn nhỏ giúp học sinh trang bị một nền tảng vững chắc, tạo tiền đề để các bạn phát triển toàn diện hơn.

5. Làm sao để ứng dụng mô hình giáo dục STEM hiệu quả ở bậc tiểu học?

Bậc tiểu học là giai đoạn học sinh dần làm quen với một môi trường mới, các bạn đang trong quá trình tiếp thu các kiến thức. Bởi vậy, lượng kiến thức STEM áp dụng không nên quá nhiều. Lí thuyết cần đơn giản và dễ hiểu để học sinh có thể tiếp thu tốt.

STEM đang được áp dụng rộng rãi ở các trường tiểu học tại Việt Nam. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao cần cần có sự kết hợp giữa nhà trường và cơ sở giáo dục nhằm đưa ra các chương trình giảng dạy phù hợp với học sinh.

Bên cạnh đó, đối với giáo viên cũng cần chuẩn bị giáo án kĩ lưỡng, xem xét áp dụng STEM vào các bài học để đưa môn này đến gần hơn với các bạn học sinh. Giáo án cần được cập nhật liên tục, kết hợp dựa lí thuyết và những tình huống từ thực tế để học sinh cảm thấy thích thú hơn trong quá trình học.

Dưới đây là một số cách các thầy cô có thể tham khảo để áp dụng mô hình giáo dục STEM bậc tiểu học hiệu quả:

  • Khuyến khích học sinh đặt câu hỏi: Trong quá trình làm các dự án thí nghiệm STEM, thầy cô hãy đặt ra các câu hỏi mở để khuyến khích học sinh phát triển tư duy phản biện, sáng tạo, giải quyết vấn đề. Hãy bắt đầu với những câu hỏi “Cái gì?”, “Tại sao?”, “Làm thế nào?” để học sinh tư duy, tìm ra giải pháp cũng như đưa ra các ý tưởng mới
  • Project-based learning (Học tập dựa trên dự án): Phương pháp này khuyến khích học sinh áp dụng các kiến thức và kĩ năng để hoàn thành một dự án. Trong quá trình làm ra dự án, học sinh cần thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu cũng như đưa ra phương án để giải quyết. Các thầy cô sẽ là người hỗ trợ và khuyến khích các bạn học sinh phụ trách cho sản phẩm của mình từ đầu đến cuối
  • Phương pháp học hỏi khám phá (Inquiry-Based Learning): Phương pháp này đề cao vai trò của học sinh trong quá trình học tập, học sinh được khuyến khích đặt câu hỏi không giới hạn xung quanh chủ đề học tập. Thông qua đó, các bạn sẽ dần phát triển tư duy phản biện, đặt câu hỏi và giải quyết vấn đề

6. Lời Kết

Tóm lại, thực hành là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả của giáo dục STEM. Để áp dụng STEM thành công cần biết cách vận dụng mô hình này vào thực tiễn cuộc sống. Bởi vậy, nhà trường nói chung, giáo viên nói riêng cần chú trọng đưa các chương trình thực hành vào công tác giảng dạy để các bạn học sinh được trải nghiệm các hoạt động thực hành một cách hiệu quả nhất.

Nếu bạn đang quan tâm đến học lập trình thì hãy tham khảo ngay các khóa học lập trình dưới đây của ICANTECH nhé

Nguồn ảnh: ICANTECH.

Share
Tags
Phương pháp học

Bài tương tự