icantech
Phương pháp tư duy
1556
30/11/2023

Tư duy thiết kế là gì? 4 phương pháp rèn luyện tư duy thiết kế hiệu quả

Trong thời đại, sự đổi mới là chìa khóa dẫn tới thành công và phát triển trong kinh doanh. Đổi mới quy trình, dịch vụ, sản phẩm, mô hình trong kinh doanh tạo sự cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành. Để tạo ra thứ gì đó mới mẻ và khác biệt bạn cần phải có tư duy thiết kế. Vậy tư duy thiết kế là? Làm thế nào để có thể cải thiện tư duy thiết kế của bản thân? Trong bài viết này, ICANTECH sẽ chia sẻ đến bạn khái niệm tư duy thiết kế và các phương pháp để rèn luyện tư duy thiết kế hiệu quả.

1. Design thinking là gì? Tư duy thiết kế là gì?

Tư duy thiết kế hay design thinking là quá trình nghiên cứu về một đối tượng, sản phẩm, mô hình để tạo ra các giải pháp sáng tạo hơn so với phiên bản cũ. Tư duy thiết kế khác với các quá trình đổi mới ở chỗ lấy người dùng làm trung tâm, đứng trên góc độ của người dùng để cải tiến sản phẩm, dịch vụ.

tu-duy-thiet-ke

2. Lợi ích của tư duy thiết kế

Việc kết hợp tư duy thiết kế vào quy trình kinh doanh có thể mang lại nhiều lợi ích cho người dùng như: 

  • Khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới: Thay vì lặp lại những phương pháp đã cũ, tư duy thiết kế khuyến khích chúng ta sáng tạo và đưa ra các giải pháp thay thế. Điều này giúp bạn có cái nhìn vấn đề đúng đắn theo nhiều góc độ khác nhau.
  • Tăng khả năng giữ chân và lòng trung thành của khách hàng: Tư duy thiết kế sử dụng phương pháp lấy người dùng làm trung tâm để tăng tương tác của người dùng và khả năng giữ chân khách hàng về lâu dài. Mục tiêu của tư duy thiết kế là cải tiến sản phẩm và đưa ra giải pháp hữu ích phù hợp với nhu cầu của người dùng để họ hài lòng hơn về sản phẩm, dịch vụ.
  • Cung cấp cho thông tin, kiến thức mới tạo điều kiện phát triển tư duy: Tư duy thiết kế buộc bạn phải tìm tòi và học hỏi, cập nhật thông tin liên tục để có thể đưa ra được giải pháp phù hợp với khách hàng.

3. Quy trình tư duy thiết kế

Quá trình tư duy thiết kế có thể được chia thành năm bước chính: Đồng cảm, Xác định, Lên ý tưởng, Nguyên mẫu và Thử nghiệm.

tu-duy-thiet-ke

3.1. Đồng cảm - Nghiên cứu và xác định người dùng

Đồng cảm là bước đầu tiên trong mô hình tư duy thiết kế. Giai đoạn đồng cảm là giai đoạn quan sát và tương tác với người dùng nhằm xác định nhu cầu của họ và loại bỏ những ý kiến chủ quan của bản thân từ đó có cái nhìn sâu sắc về yêu cầu của người dùng.

3.2. Xác định -  Nêu rõ nhu cầu và vấn đề của người dùng

Sau khi đã thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết, bạn cần tổng hợp lại các vấn đề và phân tích để xác định các nhu cầu  thiết yếu từ đó xây dựng chân dung khách hàng phù hợp để tiến hành lên ý tưởng phù hợp..

3.3. Lên ý tưởng - Sáng tạo các ý tưởng mới

Khi đã xác định rõ nhu cầu và vấn đề của người dùng, bạn cần đưa ra ý tưởng phù hợp dựa trên các thông tin đã thu thập từ hai bước trên. Hãy xem xét vấn đề từ những góc độ khác nhau và đề xuất các giải pháp sáng tạo cho vấn đề của mình .

3.4. Thử nghiệm - Bắt đầu tạo ra giải pháp

Giai đoạn thử nghiệm là thời điểm xác định giải pháp tốt nhất trong tất cả các phương án được đưa ra. Bạn sẽ triển khai một phiên bản dùng thử để đánh giá ý tưởng dựa trên trải nghiệm của người dùng.

3.5. Kiểm tra - Đánh giá sản phẩm

Kiểm tra là giai đoạn thứ năm và cũng là giai đoạn cuối cùng của quá trình tư duy thiết kế, trong đó bạn thử nghiệm các giải pháp để đưa ra được ưu, nhược điểm của ý tưởng để đưa ra những thay đổi và cải tiến phù hợp.

4. Phương pháp rèn luyện tư duy thiết kế hiệu quả

4.1. Thường xuyên đặt câu hỏi

Việc đặt câu hỏi thường xuyên giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề người dùng đang gặp phải từ đó đồng cảm và đưa ra các giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề của họ.

tu-duy-thiet-ke

4.2. Tập thói quen quan sát 

Hãy chú ý vào hành vi của khách hàng thay vì lời nói của họ. Họ có thể không thành thật trong lời nói nhưng hành vi là thứ họ khó có thể kiểm soát được. Tập trung vào hành động của họ, bạn có thể khám phá ra những thứ họ thực sự không thích và thứ họ thực sự muốn.

4.3. Đặt bản thân vào vị trí của khách hàng

Xây dựng sự đồng cảm giúp bạn có cơ sở để đưa ra ý tưởng mới. Đồng cảm chìa khóa dẫn đến sự hiểu biết thực sự. Sự hiểu biết này sẽ giúp bạn đưa ra được các quyết định đúng đắn đứng trên góc nhìn của khách hàng xem họ cần gì? họ muốn gì?

4.4. Phát triển ý tưởng nhanh chóng và nhận phản hồi thường xuyên 

Khi bạn đã có ý tưởng, tốt nhất bạn nên làm một vài phiên bản dùng thử và gửi tới các khách hàng thân thiết của mình để nhận về đánh giá thật tâm nhất. Càng nhận được nhiều phản hồi thì bạn càng có thể dựa vào đó để phát triển các ý tưởng của mình thành phiên bản tốt nhất.

5. Lời kết

Tư duy thiết kế là một kĩ năng quan trọng giúp bạn có thể nâng cao trình độ và phát triển những ý tưởng phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Mong rằng bài viết này của ICANTECH sẽ giúp bạn hiểu hơn về tư duy thiết đồng thời áp dụng được áp dụng được các phương pháp tư duy thiết kế để cải thiện bản thân. 

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, nếu bạn đang quan tâm đến học lập trình thì hãy tham khảo ngay các khóa học lập trình dưới đây tại ICANTECH nhé

Nguồn ảnh: ICANTECH.

Share
Tags
Phương pháp tư duy

Bài tương tự